Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
Người đăng: Võ Văn Long, Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 14/11/2017 15:34 .Lượt xem: 1858 lượt.
Cùng với những cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để thúc đẩy phát triển thủy sản nói chung, khai thác hải sản xa bờ nói riêng thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đã giúp cho nghề khai thác hải sản xa bờ ngày càng có hiệu quả.

     Đối với khai thác hải sản xa bờ của Quảng Nam, hiện nay ngư dân có xu hướng đầu tư, đóng mới các tàu có công suất lớn để vươn khơi khai thác, chủ yếu các tàu đóng mới có công suất từ 400CV trở lên và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã được ứng dụng, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại giúp tăng hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và đảm bảo bền vững trong khai thác hải sản.

     Trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Từ mô hình được xây dựng những năm trước đây, được ứng dụng trên tàu lưới vây, bình quân mỗi tàu khai thác được sản lượng từ 15 - 20 tấn/chuyến, doanh thu cả tàu từ 400 - 500 triệu đồng/chuyến (có chuyến đạt sản lượng trên 30 tấn, doanh thu 600 - 800 triệu đồng), lãi ròng từ 200 - 300 triệu đồng/chuyến, thu nhập của chủ tàu và lao động trên tàu tăng từ 1,6 - 2,0 lần, có tàu tăng gấp 3 lần so với trước; trong đó, lợi nhuận của chủ tàu là 50% lãi ròng, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 80 - 120 triệu đồng/năm. Với hiệu quả đạt được, đến nay đã có hơn 60 tàu tự bỏ vốn đầu tư lắp máy dò ngang phục vụ sản xuất và tiếp tục được nhân rộng.

Bên cạnh đó, mô hình hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu Polyurethane (PU) nhằm ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo quản sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hải sản khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch. Thông qua mô hình hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu PU trên tàu khai thác hải sản xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá triển khai tại Quảng Nam trong 4 năm (2013-2016) cho thấy mô hình giúp tăng hiệu suất sử dụng nước đá đến 95% (so với hầm truyền thống khoảng 60 - 70%). Tăng chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch. Sản phẩm hải sản đạt chất lượng tươi, giảm hao hụt sản phẩm xuống dưới 15%, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ được bảo quản tốt, khi vào bờ sản phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon, không bị trầy xước, nên giá thu mua sản phẩm cao hơn so với trước từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, doanh thu mỗi chuyến biển tăng thêm từ 40 - 50 triệu đồng trở lên. Qua đó, giúp tăng hiệu quả kinh tế hơn 150% và giảm 25% chi phí nhiên liệu. Từ hiệu quả mô hình đem lại, đến nay đã có trên 65 tàu đầu tư xây dựng hầm bảo quản theo công nghệ mới này, đặc biệt rất phù hợp và hiệu quả đối với các tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Ngoài ra, tàu khai thác nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Quảng Nam đang ứng dụng hệ thống đèn LED vào trong sản xuất và bước đầu cho kết quả tốt.

    

     Tàu khai thác nghề chụp mực 4 tăng gông đóng mới theo Nghị định 67

     Cùng với những cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để thúc đẩy phát triển thủy sản nói chung, khai thác hải sản xa bờ nói riêng thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đã giúp cho nghề khai thác hải sản xa bờ ngày càng có hiệu quả.

     Đội tàu khai thác hải sản xa bờ của tỉnh, đặc biệt là tàu chụp mực, lưới vây ngày càng có xu hướng tăng, phát triển mạnh cả về số lượng lẫn công suất. Sản lượng và giá trị khai thác hải sản tăng qua các năm. Cơ cấu nghề khai thác hải sản chuyển dịch theo hướng đa nghề, sản xuất quanh năm và vươn khơi khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu.

Ngư dân có truyền thống và kinh nghiệm khai thác hải sản với đa dạng ngành nghề. Các nghề câu, chụp mực, lưới vây ánh sáng, lưới vây ngày, lưới rê... là những nghề được lựa chọn phát triển ở các địa phương ven biển.        

Hiện nay, ngư dân đã không ngừng đầu tư đóng mới, cải hoán, nâng cấp phương tiện, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, cải tiến ngư lưới cụ phù hợp với ngư trường cho các nghề khai thác hải sản xa bờ. Một số địa phương như Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải - Núi Thành, Bình Minh - Thăng Bình… đã hình thành những đội tàu câu mực khơi, lưới vây khơi, vây đảo lớn mạnh, hiện đại nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để vươn khơi, mở rộng ngư trường khai thác, bám biển dài ngày nhằm tăng sản lượng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho chủ tàu và lao động trên tàu. Đồng thời, đã giúp cho các tàu đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản xa bờ, cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất khai thác hải sản và tăng cường duy trì lực lượng dân sự tại khu vực đảo Hoàng Sa, Trường Sa và DK1, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy vậy, trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế như cơ cấu nghề còn chưa phù hợp, sự chuyển đổi sang các nghề chọn lọc còn chậm, công nghệ mới trong khai thác ứng dụng còn ít, tàu thuyền khai thác xa bờ có trang thiết bị hàng hải còn thiếu, lạc hậu và chưa đồng đều ở các địa phương. Hệ thống cảng, bến cá chưa được nâng cấp thường xuyên, lại phải hoạt động trong tình trạng quá tải và hầu hết bị xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ra vào, neo đậu, tránh trú bão. Quy trình khai thác, bảo quản sản phẩm của ngư dân vẫn còn thủ công, lạc hậu nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo, giá trị thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Đầu ra cho các sản phẩm khai thác hải sản thời gian qua thường không ổn định, giá thành phụ thuộc vào người thu mua; giá một số mặt hàng hải sản ít ổn định, có thời điểm xuống thấp (đặc biệt là cá nục, cá ngừ - đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây) đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Ảnh hưởng của diễn biến bất thường của thời tiết, tình hình an ninh trên biển diễn biến phức tạp, giá cả nguyên nhiên liệu, nhân công tăng cao, thu không đủ bù chi nên có những thời điểm một số tàu thuyền phải nằm bờ, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Để nghề khai thác hải sản ngày càng phát triển, kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục có cơ chế hỗ trợ cho ngư dân được đầu tư trang bị các thiết bị tiến tiến vào trong khai thác và bảo quản sản phẩm, hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Bên cạnh đó, các Viện, trường nghiên cứu tổ chức chuyển giao nhiều công nghệ mới, các mô hình tiên tiến trong khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo quản và chế biến sản phẩm để ngư dân có điều kiện tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm áp dụng vào khai thác xa bờ đạt hiệu quả ổn định. Các địa phương tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình có hiệu quả, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác hải sản như máy dò ngang, đèn LED, máy lọc nước biển, hầm bảo quản PU bọc inox, công nghệ bảo quản và chế biến mực...; chuyển đổi nghề mới (lưới rê hỗn hợp, chụp mực 4 tăng gông, lồng bẫy...) trong khai thác hải sản để ngư dân có điều kiện tiếp cận, ứng dụng vào trong sản xuất, cải thiện cuộc sống và nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản.

 

Nguồn tin: Trung tâm KN Q.Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả mô hình nuôi cá Diêu hồng, rô phi bằng lồng trên hồ thủy điện Sông Bung 4
Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá Rô phi tại xã kết nghĩa Phước Kim
Hiệu quả mô hình nuôi cá Thát lát cườm lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện
Đẩy mạnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa theo hướng đa dạng các đối tượng mới và gắn với tiêu thụ sản phẩm
Triển khai dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông trung ương năm 2019
Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006749083

    Lượt trong ngày 803
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 60
    Tổng số 6749083