Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện ở Quảng Nam
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 26/10/2017 14:20 .Lượt xem: 1726 lượt.
Các đối tượng thủy sản đưa vào nuôi lồng bè cho năng suất, có giá trị kinh tế cao; sản phẩm nuôi lồng bè có chất lượng tốt, đảm bảo ATVSTP, được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Tình hình nuôi cá lồng bè tỉnh Quảng Nam

Với tiềm năng diện tích mặt nước các hồ thủy lợi, thủy điện thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng ở Quảng Nam, người dân bắt đầu nuôi thử nghiệm cá trong lồng bè trên hồ thủy lợi Khe Tân - Đại Lộc vào năm 2007 và đã cho kết quả khả quan. Từ những kết quả bước đầu đó, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện để phát triển các đối tượng nuôi nước ngọt nhằm giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân. Đến năm 2012, khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 - huyện Bắc Trà My hoàn thành, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng lồng bè tại đây với qui mô 150 m3/2 lồng, năm 2013 thực hiện trên sông Tam Kỳ - phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, qui mô 02 lồng. Từ năm 2014 đến nay, tiếp tục phát triển mô hình với đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao - Cá Lăng nha đuôi đỏ trên các hồ thủy lợi, thủy điện trong tỉnh, với qui mô 2 - 3 lồng/điểm.

   

Nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện Sông Tranh 2 - Bắc Trà My

     Qua kết quả mô hình của các năm cho thấy, các đối tượng thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng bè trong hồ chứa lớn. Cá diêu hồng sau 5 tháng nuôi, đạt trọng lượng 0,5 kg/con trở lên, năng suất >35 kg/m3, sản lượng 2,0 - 2,5 tấn/lồng/; đối với cá lăng nha sau 7 - 12 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,5 - 1,0 kg/con trở lên, năng suất >20kg/m3, sản lượng đạt 1,2 - 1,5 tấn/lồng, với giá bán cá diêu hồng 35.000 - 45.000 đồng/kg, cá lăng nha thương phẩm từ 150.000 đồng/kg trở lên, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, thu lãi từ 30 - 50 triệu đồng/lồng.

Từ kết quả ban đầu của vài hộ dân nuôi và học tập mô hình xây dựng trình diễn của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, sau đó đã có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi và mở rộng ra đến trên 150 lồng tại mỗi địa phương (Đại Lộc, Bắc Trà My và Tam Kỳ), với nhiều loại cá đa dạng khác nhau như diêu hồng, trê lai, tra, lăng, leo, thát lát cườm, cá chình và nhân rộng ra toàn tỉnh hơn 500 lồng với sản lượng hàng năm khoảng 2.000 tấn.

Trước sự phát triển lớn mạnh của nghề nuôi cá lồng bè, song cũng dần phát sinh những vấn đề như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sản xuất riêng lẻ theo kiểu tự phát khó đảm bảo các yếu tố đầu vào và cạnh tranh thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì những lẽ đó, cuối năm 2013 các hộ nuôi cá ở sông Tam Kỳ đã cho ra đời Tổ hợp tác nuôi cá lồng bè An Sơn - Khối phố 7 và 8, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ;  sau đó Tổ hợp tác nuôi cá lồng bè tại thủy điện Sông Tranh 2 cũng hình thành và đến nay thành lập mới HTX nuôi cá lồng bè Đại Chánh - Đại Lộc. Phát triển nuôi cá lồng bè theo mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã là cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Các hộ nuôi cá trong tổ đã cùng nhau hỗ trợ kỹ thuật, liên kết trong sản xuất từ việc xây dựng lồng bè, các chi phí đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng bệnh cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm, giúp việc phát triển nuôi cá được ổn định. Tổ chức sản xuất lớn theo hình thức liên kết như Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp… để từng bước tạo chuỗi giá trị sản phẩm là những nhân tố thuận lợi để những người nuôi cá vươn ra thị trường bên ngoài, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực về các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Nhờ áp dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, góp phần đưa ngành thủy sản có bước phát triển nhanh và nghề nuôi thủy sản lồng bè đạt được những kết quả nổi trội trên. Mô hình này hiện đã được nhân rộng tại một số địa phương như: Bắc Trà My, Đại Lộc, Tam Kỳ, Núi Thành và tiếp tục được phát triển tại một số địa phương vùng miền núi, nơi có tiềm năng diện tích mặt nước các hồ chứa nước thủy điện lớn như: Sông Bung 4 - Nam Giang, Đăk Mi 4 - Phước Sơn và Sông Kôn 2, A Vương - Đông Giang.

Tiềm năng và định hướng phát triển

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 12.847 ha diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong đó, đối với loại hình mặt nước lớn (hồ thủy điện, thủy lợi >50 ha), trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều chủ trương xây dựng một số hồ chứa nước với mục đích điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và kiểm soát lũ và xây dựng nhiều nhà máy thủy điện. Do đó, đã tạo nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở trên mặt nước lớn. Hệ thống hồ chứa nước thuỷ lợi trên toàn tỉnh với hơn 73 hồ và 44 dự án thủy điện, sẽ tạo ra diện tích lưu vực lớn với diện tích khoảng 11.520 ha. Diện tích mặt nước lớn sẽ còn tăng lên khi các dự án thủy điện được hoàn thành và tích nước.

Quảng Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi mặt nước lớn. Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: Nuôi thâm canh trong eo ngách, nuôi quảng canh cải tiến (thả giống và khai thác) và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên hồ. Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp thì sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Trong đó, đối với nuôi cá lồng bè, chỉ phát triển tại những hồ chứa không lấy nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt, có diện tích mặt hồ >50 ha và không bị khô cạn vào mùa khô. Đối với những hồ chứa thủy lợi, thủy điện > 500 ha, có diện tích lòng hồ lớn có thể tiến hành thả bổ sung cá giống, các loài đặc hữu của địa phương nhằm bảo vệ các loài thủy đặc sản, đặc hữu của địa phương, cho người dân địa phương khai thác phù hợp để tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư quanh hồ.

Theo quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Nam, đến năm 2020, diện tích nuôi cá mặt nước lớn đạt 5.045 ha. Sản lượng nuôi cá mặt nước lớn hồ chứa đạt 12.750 tấn (trong đó 750 tấn từ nuôi cá mặt nước lớn và 12.000 tấn nuôi cá lồng trên hồ).

Để thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng bè trong các lòng hồ thủy lợi, hồ thủy điện trong thời gian đến đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, các địa phương cần triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về khuyến khích phát triển, hỗ trợ sản xuất nuôi trồng thủy sản của Trung ương, của tỉnh; Các công ty quản lý các công trình thủy điện tạo điều kiện cho bà con cư dân sinh sống quanh khu vực lòng hồ được khai thác, sử dụng một phần diện tích mặt nước lòng hồ để phát triển nuôi cá lồng bè, nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đồng thời giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp cho các hộ dân bị mất đất sản xuất, bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện; Đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, phát triển sản xuất các giống mới, giống đặc sản, đặc hữu, áp dụng các quy trình tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất, bảo quản, chế biến; Xác định sản phẩm chủ lực của từng địa phương, tận dụng điều kiện lợi thế vùng miền để quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, để giải quyết mối quan hệ hài hòa, đảm bảo cân bằng trong sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá Thát lát, lăng, leo, chình… và kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư thúc đẩy sản xuất, gắn với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dần tiến tới sản xuất hàng hóa, tạo được bước phát triển đột phá trong lĩnh vực nuôi thủy sản của tỉnh.

 

Nguồn tin: Trung tâm KN Q.Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
Hiệu quả mô hình nuôi cá Diêu hồng, rô phi bằng lồng trên hồ thủy điện Sông Bung 4
Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá Rô phi tại xã kết nghĩa Phước Kim
Hiệu quả mô hình nuôi cá Thát lát cườm lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện
Đẩy mạnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa theo hướng đa dạng các đối tượng mới và gắn với tiêu thụ sản phẩm
Triển khai dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông trung ương năm 2019
Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006089437

    Lượt trong ngày 614
    Hôm qua: 3607
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 64
    Tổng số 6089437