Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 16/07/2014 11:09 .Lượt xem: 2566 lượt.
Với tổng đàn bò khá lớn (trên dưới 200.000 con), thì hàng năm số lượng bò thuộc diện bò già không còn khả năng sinh sản, bê và bò đực không còn sức kéo vào khoảng từ 15.000 – 20.000 con nếu được đưa vào nuôi theo qui trình vỗ béo thì giá trị lợi nhuận tăng thêm so với bình thường là khá lớn (từ 40 - 50 tỷ đồng/năm) trên toàn tỉnh.

 


Mô hình nuôi bê đực vỗ béo tại Điện Hòa - Điện Bàn 


Đối với Quảng Nam, con bò vẫn luôn được xác định là con nuôi chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao và khá bền vững đối với đại đa số người chăn nuôi. Tuy nhiên, thế mạnh chăn nuôi bò vẫn chưa được khai thác hết ở mọi phương thức, mọi lợi thế vốn có. Trong đó có nhóm bò đã qua thời gian sử dụng làm giống, đến kỳ loại thải nhưng chưa được tuyển chọn  đưa vào nuôi theo qui trình vỗ béo để đến khi kết thúc bán thịt thu lại lợi nhuận cao hơn.

Nuôi vỗ béo bò trước khi bán thịt rất có ý nghĩa trong giai doạn hiện nay, nó làm tăng hiệu quả chăn nuôi do tăng khối lượng và chất lượng thịt. Sử dụng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò trên cơ sở có bổ sung khẩu phần ăn (thức ăn tinh). Tuy nhiên cho đến nay số lượng bò vỗ béo để bán thịt so với tổng đàn bò trong toàn tỉnh vẫn còn chiếm một tỷ lệ thấp. Nguồn thịt bò cung cấp cho nhu cầu của thị trường hiện nay chủ yếu là những bò loại thải có thể trạng yếu. Vì thế những bò đem giết thịt có tỷ lệ thịt xẻ thấp, chất lượng thịt kém.

Với tổng đàn bò khá lớn (trên dưới 200.000 con), thì hàng năm số lượng bò thuộc diện bò già không còn khả năng sinh sản, bê và bò đực không còn sức kéo vào khoảng từ 15.000 – 20.000 con nếu được đưa vào nuôi theo qui trình vỗ béo thì giá trị lợi nhuận tăng thêm so với bình thường là khá lớn (từ 40 - 50 tỷ đồng/năm) trên toàn tỉnh.

Với nguồn thức ăn sẵn có và dồi dào tại địa phương cộng với việc tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò trước khi giết thịt trong thời gian 60-90 ngày để tăng sản lượng thịt và tăng thu nhập cho người chăn nuôi là một yêu cầu được đặt ra. Đây là một nguồn thu nhập lớn đối với các hộ chăn nuôi. Nếu phát huy tốt thì đây sẽ là hướng làm ăn mới trong phát triển kinh tế cho các hộ dân, tạo công ăn việc làm vì trong điều kiện không có đồng cỏ để chăn thả thì việc nuôi nhốt và bổ sung thức ăn tinh là hợp lý và đem lại hiệu quả cao.            

Về hiệu quả kinh tế, mô hình được đánh giá là cao và bến vững. Qua theo dõi, kết quả tại các điểm trình diễn cho thấy, sau 03 tháng nuôi vỗ béo, số liệu tính toán bình quân trên 01 bò được thể hiện như sau:

+ Tổng chi phí đầu tư để nuôi vỗ béo là 2.400.000 đồng

+ Doanh thu tăng thêm từ việc áp dụng việc nuôi vỗ béo: 80kg/con (tăng trọng 3 tháng vỗ béo) x 90.000đ/kg = 7.200.000đ.

+ Lợi nhuận từ việc nuôi vỗ béo: 7.200.000đ – 2.400.000đ = 4.800.000đ/con (chưa tính giá trị tăng thêm cuả con bò do bò đẹp, chất lượng tốt thì giá giá bán có thể cao hơn).

Để có được hiệu quả mong muốn như trên, trong quá trình tổ chức nuôi cần quan tâm một số vấn đề sau:

* Chọn bò để vỗ béo:
Chọn những con bò trưởng thành gầy do thiếu dinh dưỡng, những bò già không còn khả năng sính sản, cày kéo hoặc vắt sữa. Chọn những con có bộ khung xương cơ thể càng lớn càng tốt.

* Tẩy giun sán và ngoại ký sinh trùng:
Tẩy các loại giun sán sán, ve, ghẻ trước khi vỗ béo bò là cần thiết để bò có thể sử dụng triệt để nguồn dinh dưỡng ăn vào trong giai đoạn vỗ béo tích cực.
- Tẩy giun sán:
+ Dùng Levamisol 7,5% tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều lượng 01 ml/20 kg khối lượng cơ thể.
+ Dùng Fasimex 900, liều lượng 01 viên/75 kg trọng lượng cơ thể (thuốc uống), hoặc dùng Dertin B (01 viên/40-50 kg trọng lượng cơ thể). Gói viên thuốc vào nắm cỏ hoặc dây khoai lang để nhét vào miệng bò.
- Diệt ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, rận, ghẻ...):
+ Pha 1,5 ml dung dịch Bayticol hoặc Ectomin với 2 lít nước. Sau đó dùng giẻ, miếng xốp sạch nhúng vào thuốc và bôi ngoài da trên cơ thể bò.
+ Dùng Asuntol: pha 10 gam thuốc với 8 – 10 lít nước trong bình phun và phun xịt vào bề mặt da bò.      

* Phối trộn thức ăn tinh nuôi vỗ béo:

      Công thức phối trộn thức ăn tinh (tính cho 100 kg thức ăn)

    TT

Nguyên liệu phối trộn

Tỷ lệ nguyên liệu (%)

Khối lượng nguyên liệu (KG)

1

Bột sắn khô

70

70

2

Bột ngô

10

10

3

Khô dầu lạc

6

6

4

Bột cá mặn

3

3

5

Rỉ mật đường

6

6

6

Urê

3

3

7

Bột xương

1

1

8

Muối ăn

1

1

Tổng cộng

100%

100 KG

Chú ý:

- Nguyên liệu dùng để phối trộn không cần phải nghiền kỹ (riêng ngô hạt cần nghiền kỹ).

- Cân chính xác lượng urê (3%) vì nếu urê vượt quá giới hạn đó có thể gây ngộ độc cho bò.


* Phương pháp cho ăn:

- Cách cho ăn: Tốt nhất là trộn thành hỗn hợp bao gồm thức ăn tinh và thô xanh chặt thái nhỏ: 5 kg cây mía hoặc cỏ voi non băm nhỏ trộn với 4 kg thức ăn tinh hỗn hợp theo công thức trên.

Chú ý:        

          + Rơm cho ăn riêng nếu gia súc muốn ăn.

          + Cho bò uống nước tự do, nước uống phải sạch sẽ.

          + Nuôi nhốt bò tại chuồng, hạn chế vận động trong thời gian vỗ béo.

          + Định kỳ vệ sinh chuồng trại.


Đây là mô hình rất có ý nghĩa đối với người chăn nuôi ở tỉnh ta, nhất là ở những vùng có điều kiện về đồng cỏ chăn nuôi, có nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào và người chăn nuôi nhạy bén áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong thời gian tới cần khuyến cáo nhân rộng mô hình này tại các địa phương.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 1)
Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 2)
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006837638

    Lượt trong ngày 2156
    Hôm qua: 4504
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 64
    Tổng số 6837638