Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng (sưu tầm) .Ngày đăng: 21/07/2014 14:17 .Lượt xem: 2742 lượt.
Ngày 07/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2014.
Cụ thể là, Nghị định 67 qui định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Theo Nghị định này, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn cho vay sẽ kéo dài trong 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc; lãi suất được duy trì ổn định 7%/năm, nhưng chủ tàu chỉ phải trả 1-3%/năm, phần còn lại do Ngân sách Nhà nước cấp bù; chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay. Trong trường hợp chủ tàu gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, chủ tàu được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Cũng theo Nghị định này, các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể sẽ được vay tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản, tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản, với lãi suất 7%/năm.

Về chính sách bảo hiểm, Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ, đội hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên. Cụ thể là: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu; hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu công suất từ 90CV đến dưới 400CV, 90% đối với tàu 400CV trở lên.

Nghị định cũng qui định một số chính sách hỗ trợ khác, bao gồm: (i) hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có công suất 400CV trở lên; (ii) hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm về đất liền; mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 400CV đến 800 CV; 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 800CV trở lên; (iii) hỗ trợ 100% chi phí các thiết kế mẫu tàu vỏ thép có công suất 400CV trở lên; (iv) hỗ trợ 100% kinh phí duy tu, sữa chữa định kỳ đối với tàu vỏ thép công suất từ 400 CV trở lên; v.v.

Để chính sách phát triển thủy sản đi vào thực tế, Nghị định 67 đã đưa ra định hướng và nhóm giải pháp đồng bộ, rõ ràng, cần thiết để nguồn vốn cho vay được giải ngân và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Vì thế, Nghị định 67 có tác dụng động viên, khuyến khích rất lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của ngư dân các tỉnh ven biển, mà cả những nhà đầu tư từ các ngành kinh tế khác nhau.

Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, việc ban hành Nghị định 67 với nguồn vốn lớn và lãi suất cực thấp để triển khai Nghị định này thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ ngư dân bám biển. Việc triển khai thắng lợi Nghị định này sẽ mang lại tác dụng nhiều mặt, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nguồn tin: Website NHNN Việt Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm đạt trên 788 triệu USD
Mỹ cho phép nhập khẩu vải và nhãn tươi từ Việt Nam
Công nhận 4 sản phẩm ngô biến đổi gen đầu tiên làm thực phẩm
Bộ Nông nghiệp & PTNT: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam
Quảng Nam: Tiêu hủy khẩn cấp trên 3.000 con vịt bị H5N6
Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm cá sang Colombia
Cây ngô đã thấy đầu ra
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006837421

    Lượt trong ngày 1939
    Hôm qua: 4504
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 70
    Tổng số 6837421