Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ
Người đăng: Nguyễn Thị Bích Liên .Ngày đăng: 13/08/2021 15:12 .Lượt xem: 1426 lượt.
Đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò là một giải pháp chăn nuôi bền vững. Nó có khả năng loại bỏ mùi hôi chuồng trại triệt để, tiết kiệm nhân lực tối đa và góp phần giúp bò khỏe mạnh, đạt năng suất cao.

Chăn nuôi bò bằng đệm lót sinh học, bò sẽ phát triển đồng đều, tăng trưởng tốt và ít bị dịch bệnh. Lông bò mượt, sạch, chân không bị thối bàn. Bò đạt năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. 

1. Chuẩn bị chuồng trại

+ Đối với bò nuôi thịt, cần vỗ béo: Diện tích chuồng trại chăn nuôi thường tối thiểu là 2,4m2/con. Trong đó, chiều dài chỗ đứng khoảng 1.6m và chỗ rộng là 1.1m.

+ Nền chuồng: Đổ xi măng hoặc lát gạch, sao cho độ dốc nghiêng về phía sau chừng 1.2-1.5%. Điều này giúp tránh gây ra tình trạng ứ động ảnh hướng xấu đến lớp đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò.

+ Thiết kế rãnh thoát nước: Cần được bố trí cả ở phía trước lẫn phía sau chuồng, độ dốc hợp lý là 0.2 – 0.5% và nối liền cống rãnh thoát nước chung.
Về nguyên liệu làm đệm lót sinh học cho bò nuôi thịt, vỗ béo

2. Nguyên liệu bao gồm:

+ Trấu (mùn cưa, rơm rạ khô): 1.500kg cho 11.5m3 sẽ làm được 28.8m2 đệm với độ dày 35-40cm, thời gian sử dụng trong 30 ngày. Mỗi con bò thịt đòi hỏi 2.4m2 làm đệm lót sinh học mỗi lần, khoảng 90 ngày nuôi cần thực hiện 3 lần như vậy.

+ Cám gạo: 30kg.

+ Chế phẩm sinh học làm đệm lót: 1.5kg.

+ Mật rỉ đường: 3 lít.

+ Nước sạch: 30 lít.

   
 
Chế  phẩm sinh học VBIO  sử dụng làm đệm lót nuôi bò nhốt chuồng  

                                         
                                                       
  Phối trộn nguyên vật liệu làm lớp đẹm lót

3. Các bước thực hiện

Pha dung dịch thứ cấp

+ Từ chế phẩm sinh học và mật rỉ đường, bà con đem hòa vào 30 lít nước sạch.

+ Đổ hỗn hợp vào thùng kín, bảo quản nơi râm mát trong 48 giờ.

+ Dung dịch sau khi ủ thu được là men vi sinh vật có lợi cho việc làm đệm lót.

Tạo đệm lót sinh học nuôi bò

Rải đều nguyên liệu lên bề mặt chuồng với độ dày khoảng 12-15cm.

+ Tiếp theo, sử dụng dung dịch vi sinh vật thứ cấp để phun đều và rắc cám gạo.

+ Cách làm đệm lót sinh học cho bò tiếp tục thực hiện cho đến khi hết, đảm bảo độ dày chừng 35-40cm. Phủ kín bề mặt đệm lót bằng bao nilon, bạt.

+ Chờ 2 -3 ngày sau có thể đưa bò vào chuồng nuôi.

Để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất ở quá trình dùng đệm lót sinh học chuồng bò. Bà con nên chú ý duy trì độ ẩm ở ngưỡng 35-40%.

Kinh nghiệm nhận biết là nắm nguyên liệu lên tay. Cảm thấy độ dính ướt, không quá khô rời hoặc nhiều nước chảy ra là được. Thường xuyên đảo trộn, bổ sung nguyên liệu để lớp đệm tơi xốp.

Để bảo dưỡng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò, giúp nó kéo dài thời gian sử dụng hơn thì bà con định kỳ 20 đến 30 ngày nên rắc khoảng 0.5kg chế phẩm sinh học Vbio một lần hoặc định kỳ 10 đến 15 ngày nên rắc chế phẩm này một lần nếu như lượng phân bò thải ra nhiều. Việc rắc chế phẩm nhiều hay ít, khoảng cách giữa các lần rắc ngắn hay dài là tùy thuộc vào mật độ nuôi bò trong chuồng như thế nào.

3. Một số điều cần lưu ý khi làm đệm lót sinh học nuôi bò

Trong quá trình sử dụng đệm lót sinh học khi thấy nền đệm lót bị bết cần tiến hành đảo và bổ sung thêm trấu hoặc mùn cưa và men vi sinh để đệm lót luôn tơi xốp, độ ẩm dưới 50%.

Thông thường với lớp đệm dày 35 - 40 cm, sử dụng thời gian nuôi khoảng 1 tháng, nếu quá thời gian trên không muốn thay đệm thì bổ sung thêm trấu và dung dịch thứ cấp (bằng khoảng 1/3 lượng làm đệm lót ban đầu) khi độ ẩm lớp đệm vượt quá ngưỡng cho phép.

                                              Bò được nuôi trên nền đệm lót sinh học

Chú ý: Trong quá trình sử dụng không được phun hóa chất sát trùng lên bề mặt lớp đệm lót.

Với những tiến bộ của công nghệ sinh học, đệm lót sinh học là một giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế mùi hôi chuồng, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, đệm lót sau khi sử dụng có thể tiếp tục ủ với chế phẩm vi sinh để làm phân bón rất tốt cho cây trồng. Chúc bà con thực hiện thành công./.


























Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo cỏ trong nông hộ (Phần III: Phòng, trị một số bệnh thường gặp)
Tập huấn thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học tại trại chăn nuôi lợn sinh sản
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐÓI, RÉT CHO VẬT NUÔI
TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI DÊ
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI NHÍM
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
    
1   2   3   4  
    





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005384552

    Lượt trong ngày
    1892
    Tổng số
    5384552