Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

HIỆN TƯỢNG RA TRÁI CÁCH NĂM Ở CÂY ĂN QUẢ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Người đăng: Nguyễn Hữu Dũng .Ngày đăng: 06/12/2021 08:49 .Lượt xem: 1124 lượt.
Hiện tượng cây ăn quả không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu quả có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do thời tiết khí hậu bất lợi, sâu bệnh phá hoại, chế độ nước và đầu tư phân bón không hợp lý cũng như chọn giống trồng ban đầu không đảm bảo chất lượng .v.v…

Ra hoa, đậu quả cách năm (hay cách niên) là hiện tượng sinh lý không bình thường ở cây trồng. Hiện tượng cây ăn quả không ra hoa liên tục hoặc cách năm, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ bất thường ở từng loại cây, có thể cách một năm, hai năm hoặc nhiều hơn nữa. Cùng có trường hợp cây ra hoa nhiều nhưng không đậu quả hay đậu quả ít.

Ở Quảng Nam, hiện tượng này thường thấy trên cây Xoài, Nhãn, Vải, Lòn bon...và chủ yếu ở vườn có cơ cấu loài cây hỗn tạp và bố trí mật độ cây trồng không hợp lý, ít được đầu tư thâm canh. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiên tượng trên là rất cần thiết cho các nhà vườn hiện nay.



Mùa Bưởi chín vàng ở Làng trái cây đặc sản Đại Bình (huyện Nông Sơn, Quảng Nam)

          Hiện tượng cây ăn quả không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu quả có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do thời tiết khí hậu bất lợi, sâu bệnh phá hoại, chế độ nước và đầu tư phân bón không hợp lý cũng như chọn giống trồng ban đầu không đảm bảo chất lượng .v.v…

          Hiện tượng ra hoa nhưng không đậu quả thường do thời tiết bất lợi hay sâu bệnh, xảy ra một cách đột biến ít thành quy luật. Còn hiện tượng ra trái cách năm, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng không đảm bảo, chọn giống cây trồng và chăm sóc chưa hợp lý. Như chúng ta đã biết, để cây ra hoa, đậu quả thì trước đó phải có mầm hoa, thời gian từ hình thành mầm hoa đến ra hoa ở nhiều loại cây ăn quả khác nhau, nghĩa là trong lúc cây ra hoa thì đồng thời cây cũng cần nhu cầu dinh dưỡng tích lũy để chuẩn bị cho quá trình hình thành mầm hoa cho vụ sau, (ở những cây cho nhiều vụ quả trên năm thì việc ra hoa và hình thành mầm hoa cũng thường xảy ra một lúc). Như vậy nếu vụ này cây ra hoa và đậu quả nhiều thì cây dễ kiệt sức, nếu định lượng dinh dưỡng không được cung cấp kịp thời cây phải vận dụng hết vật chất đã tích lũy để tập trung nuôi quả, trường hợp nầy thường dẫn đến mầm hoa không được hình thành hoặc hình thành ít, do vậy cây không ra hoa hay ra hoa ít ở vụ sau. Mầm hoa chỉ được hình thành khi nào cây được đầu tư đầy đủ dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh thuận lợi. Để tích lũy vật chất cho cây hình thành mần hoa còn phụ thuộc vào chất lượng giống cây trồng: Nếu gặp giống kém chất lượng cộng với cây thiếu dinh dưỡng thì khả  năng phục hồi chậm, thời gian ra quả cách năm dài.



Cây Sầu riêng trong kinh tế vườn kết hợp vói du lịch tại Làng Đại Bình

 Để khắc phục hiện tượng trên ngoài việc chọn giống tốt trước khi trồng cần phải phân bón, tưới nước một cách hợp lý. Cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh sau khi thu hoạch quả phải tiến hành đốn tỉa cành tăm, cành sâu bệnh, cành la và tạo tán cho cây nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây và hạn chế sâu bệnh gây hại. Tùy vào tuổi cây, loại cây, độ phì và thành phần cơ giới của đất mà chọn loại phân, lượng phân và cách bón thích hợp, bón lần 1 vào lúc mới thu hoạch quả xong, lần 2  trước khi cây ra hoa từ 10- 15 ngày, vùng khô hạn phụ thuộc nước trời nên bón phân cho cây ăn quả vào đầu  mùa mưa và kết thúc mùa mưa. Cây ăn quả cho 2 lứa quả trên năm thì phải bón phân khi thu hoạch quả xong và trước khi ra hoa; bằng các loại phân tổng hợp NPK và phân chuồng thật hoai mục. Những cây phát triển kém nên dùng các loại phân bón qua lá phun bổ sung để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nên phun vào mặt dưới lá nhiều hơn trên lá. Ngoài ra để tăng năng suất quả ta có thể dùng các chất kích thích ra hoa phun vào thời kì cây chuẩn bị ra hoa và kích thích đậu quả khi hoa hình thành qủa để tăng tỉ lệ đậu quả.

          Cần lưu ý thêm khi cây ra hoa phải thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại. Khi hoa hình thành quả nhiều, ta cần loại bỏ bớt quả nhỏ, quả có mẩu mã xấu, chọn để lại số lượng và mật độ quả phù hợp với khả năng của cây, để cây đảm bảo tích lũy vật chất để hình thành hoa quả cho vụ sau, nhưng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trường hợp muốn cây ăn quả ra hoa quả trái vụ hay lách tránh yếu tố bất lợi của thời tiết, ngoài biện pháp canh tác, xiết nước, khấc cành, tạo tán....phù hợp với đặc điểm của từng loại cây trồng, còn có thể dùng chất kích thích tác động để cây cho ra hoa đậu quả ở thời điểm khác.

          Ngoài việc áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch thì chúng ta phải hết sức chú trọng đến công tác tuyển chọn, du nhập và nhân giống cây ăn quả. Bởi giống tốt sẽ làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng suất và tránh hiện tượng ra trái cách năm. Để làm tốt việc nầy trước hết cây giống phái được chọn từ cây mẹ khõe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, cho năng suất cao và ổn định, có chất lượng quả tốt. Trên cây đó ta chọn những cành bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) nằm giữa tán cây nơi có nhiều ánh sáng, lấy mắt ghép để ghép hoăc chọn cành để giâm hoặc chiết cành, cách làm nầy sẽ vừa giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn và giảm được chi phí mua cây giống. Không nên trồng cây bằng hạt vì trồng bằng hạt lâu cho quả, dễ bị phân ly tính trạng nên đôi khi công tác tuyển chọn rất kỹ nhưng kết quả mang lại không như mong muốn. Mỗi giống cây ăn quả có tính thích nghi trên từng tiểu vùng khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng nhất định nên khi muốn du nhập một loại cây nào đó từ nơi khác đưa về cũng cần phải nghiên cứu khảo soát đánh giá các đặc điểm và khả năng thích nghi nơi định trồng.


Cây Măng Cụt là  loài cay cho thu nhập cao trong KTV tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

          Để hạn chế được hiện tượng cây ăn quả ra trái cách năm hoặc ra hoa nhiều nhưng đậu quả ít hoặc không đậu quả nhằm nâng cao sản lượng và giá trị thu nhập cho người làm vườn. Ngành chức năng nên khuyến khích chọn trồng những cây bản địa, nhưng phải có hướng cải tạo giống, nhân giống, quản lý nguồn giống. Khi du nhập giống mới phải tiến hành khảo nghiệm, đánh giá khả năng thích nghi, hiệu quả trước khi đưa vào trồng, các nhà làm vườn cần tăng cường đầu tư thâm canh và áp dụng liên hoàn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, có như vậy mới đạt kết quả như mong muốn./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Biên pháp khắc phục bệnh vàng lá, thối rễ trên vườn cây ăn quả có múi
Hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá theo hướng hữu cơ
Những yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp đến hiệu quả trồng cây Sầu riêng - Măng cụt
Một số biện pháp quản lý đất trồng và kỹ thuật trồng cây bưởi theo hướng hữu cơ (Phần 1)
Kỹ thuật trồng vườn Bưởi sản xuất theo hướng hữu cơ (Phần 2)
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân và tưới nước cho cây măng cụt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng trâu cho năng suất cao
Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc Dừa xiêm xanh
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004919299

    Lượt trong ngày
    1818
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    4919299