Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUẾ TRÀ MY TẠI QUẢNG NAM
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 10/10/2022 10:52 .Lượt xem: 386 lượt.
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới còn có các loại cây dược liệu quý như sâm, quế, nấm Lim xanh, nấm Linh Chi... Trong đó, cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của người dân các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam.

Thực trạng phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Diện tích đất lâm nghiệp tại Quảng Nam có khoảng 667.349ha (chiếm 63,11% đất tự nhiên), bao gồm: Đất rừng sản xuất 228.310 ha, đất rừng phòng hộ 309.188 ha, đất rừng đặc dụng 129.851ha  (chiếm 21,59%; 29,24%;12,28% diện tích đất tự nhiên). Với dạng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển…đã tạo nên vành đai tiểu khí hậu khác nhau với các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh có đặc điểm: Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, đa dạng về tổ thành loài, với nhiều loại thực vật quý hiếm, nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao như chò, gõ, quỷnh, giổi, lim… Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới còn có các loại cây dược liệu quý như sâm, quế, nấm Lim xanh, nấm Linh Chi... Trong đó, cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của người dân các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam. Ngoài việc khai thác công dụng của gỗ, quế còn là loại cây dược liệu quý. Cây quế được người dân tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Từ năm 2008 đến năm 2010, sở Khoa học Công nghệ Quảng Nam chủ trì thực hiện dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Trà My cho sản phẩm quế của tỉnh Quảng Nam” thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt. Ngày 13 tháng 10 năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2293/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00029 cho sản phẩm quế Trà My nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Nhận thấy được tiềm năng, phân tích được lợi thế của địa phương và đánh giá được tầm quan trọng của cây Quế, từ năm 2017 UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt quy hoạch phát triển cây quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, có 4 địa phương được quy hoạch phát triển cây quế là Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn; trong đó, lấy Nam Trà My là địa bàn chủ lực của việc phát triển cây quế. Tiếp đến, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 40/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về Cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2025 và đã Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa vào thực tiễn sản xuất về cơ chế phát triển cây Quế tại Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 05/01/2018.

Hiện nay, tại 4 huyện của Quảng Nam Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn có khỏang 4.566ha quế Trà My và quế có nguồn gốc nơi khác (trong đó quế Trà My chiếm hơn 4.419ha) gồm diện tích trồng tập trung và phân tán. Riêng Nam Trà My là địa phương có diện tích quế tự nhiên lớn nhất tỉnh Quảng Nam với hơn 2.600 ha. Trong đó, có những vùng quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi không chỉ cho thu hoạch lượng tinh dầu cao, chất lượng mà quế cổ thụ tại Nam Trà My còn cho nguồn giống dồi dào với nguồn gen quý. Huyện Bắc Trà My, diện tích quế hơn 1.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã vùng cao Trà Giác 337ha; Trà Giáp 462ha; Trà Ka 26ha; Trà Bui 185ha (không tính diện tích phân tán nhỏ lẻ của các xã khác trên địa bàn huyện). Diện tích khai thác ước khoảng 100ha (10%), sản lượng khoảng từ 70 - 100 tấn quế vỏ; các sản phẩm phụ như cành, nhánh và lá chưa tận dụng được do các vùng khai thác quế đi lại khó khăn.

Về kết quả bảo tồn, sản xuất, cung ứng giống gốc cây Quế Trà My theo cơ chế của tỉnh: Nguồn giống được hỗ trợ bảo tồn kết hợp sản xuất, cung ứng giống: (1)Cây trội đã được công nhận: 110 cây; (2)Vườn giống chuyển hóa đã được công nhận: 10 ha.

Trong năm 2021, diện tích được hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu Quế Trà My là 480 ha; trong đó: Trồng tập trung: 217 ha, trồng phân tán:  263 ha. Số cây quế giống được cấp hỗ trợ cho dân:  501.920 cây.

Triển vọng phát triển cây Quế tại Quảng Nam

 Quế là cây trồng truyền thống ở vùng núi các các huyện phía Tây của tỉnh. Đây là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Cadong, Xê đăng, Bh’noong,.. từ bao đời nay. Hiện nay, một số huyện có 100% số xã đều có người dân trồng quế như huyện Nam Trà My có 10/10 xã trồng quế. Quế Trà My có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, chứa hàm lượng tinh dầu cao nên được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Ngoài ra, cây Quế còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

          Trong thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp khuyến khích, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo tồn và phát triển cây quế Trà My và đã đạt được kết quả khá tốt trong thời gian qua. Đặc biệt, việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quế sẽ tạo cơ hội phát triển sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số còn nghèo và khó khăn. Trồng quế, bảo vệ rừng quế, tạo sản phẩm từ cây quế được coi là giải pháp hiệu quả giúp người dân thoát nghèo bền vững và giữ được bản sắc vùng miền

Với những những cơ chế khuyến khích của tỉnh, một số công ty đã chọn tỉnh Quảng Nam để thực hiện dự án “Quy hoạch vùng dược liệu hữu cơ, kết hợp nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu công nghệ cao”. Với kỳ vọng, khi dự án được triển khai sẽ giúp cho người đồng bào ở miền núi Quảng Nam có đầu ra ổn định cho cây quế, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập. Những sản phẩm được chế biến từ cây quế là: Bột quế làm gia vị, quế ống, quế làm nguyên liệu cho nước uống thảo dược, nước rửa chén bát. Lợi thế là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm nước uống thảo dược không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu với sản lượng lớn. Đây cũng sẽ là sản phẩm trọng tâm trong tương lai và có thể đem lại nguồn lợi nhuận tốt, ổn định trong thời gian tới. Việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hy vọng rằng, thời gian tới, đời sống người dân miền núi Quảng Nam được nâng lên từ loài cây bản địa này.

Từ thực tiễn tình hình phát triển cây Quế trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhằm tiếp tục phát triển cây Quế sớm trở thành sản phẩm đặc sản lợi thế của tỉnh, chúng tôi đề xuất thêm một số tác động sau:

- Ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng mới, chăm sóc; chế biến, chiết xuất tinh dầu quế: Tập trung xây dựng các rừng giống, vườn giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho các vùng trồng trên địa bàn bảo đảm chất lượng, sạch bệnh; nghiên cứu xây dựng bộ quy trình phát triển cây Quế theo các phương thức trồng, bảo đảm tiêu chuẩn từ khâu xác định vùng trồng, cây giống, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn cho từng phân khúc thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời nghiên cứu tiếp nhận, xây dựng một số mô phát triển cây quế theo chuỗi giá trị phù hợp tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế – xã hội ở một huyện có lợi thế phát triển cây Quế làm cơ sở để thúc đẩy, nhân rộng phát triển hướng sản xuất hàng hóa bền vững.

-  Về thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường: (i)Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của cây quế; tạo cơ chế thông thoáng, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn trong việc thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, đầu tư phát triển cây quế; (ii)Khuyến khích tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, chế biến tinh; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ quế, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,…; (iii)Tìm hiểu, đánh giá, dự báo chính xác thị trường tiêu thụ sản phẩm cây quế, từ đó có định hướng tổ chức sản xuất phù hợp, đảm bảo nguồn cung cả  về số lượng và chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, quy cách phù hợp, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng; (iv)Tăng cường kết nối, học hỏi từ các tỉnh bạn có thế mạnh, kinh nghiệm trong trồng, phát triển các sản phẩm, xây dựng thị trường cho cây quế để trao đổi, liên kết … phát triển cây quế nhanh và bền vững; (v)Phát triển mạnh thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ quế; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phầm từ quế ra thị trường trong và ngoài nước …

- Về tổ chức sản xuất: (1) Xây dựng và nhân rộng các mô hình, chuỗi liên kết sản xuất cây Quế. Tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết, liên minh giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Liên kết với các cơ sở chế biến để hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn; (2)Thành lập các Hợp tác xã phát triển Quế trên địa bàn huyện: Mỗi HTX có quy mô diện tích từ 10 ha trở lên, có từ 7 thành viên trở lên; để từng bước khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ hiện nay và thực hiện việc cấp mã số vùng trồng  để tham gia thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm quế, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm OCOP;(3)Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển cây Quế, nhất là các vùng sản xuất tập trung thông qua các biện pháp như quản lý quy hoạch, đất đai, quản lý chất lượng giống cây trồng, xây dựng và triển khai hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và phát triển các nhãn hiệu, xúc tiến xây dựng và phát triển các thương hiệu./.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, NGẬP ÚNG TỈNH QUẢNG NAM Số: LQSL-24/07h30/QNAM ngày 11 tháng 10 năm 2022
TIN LŨ KHẨN CẤP TRÊN SÔNG THU BỒN TIN LŨ TRÊN SÔNG VU GIA VÀ TAM KỲ SỐ: LULU-09/15H30/QNAM NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2022
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI MƯA LỚN, LŨ, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT VÀ THỜI TIẾT NGUY HIỂM TRÊN BIỂN.
CÔNG ĐIỆN số 05/CĐ-UBND ngày 12/10/2022 Về chủ động ứng phó vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và mưa lũ
CẨM NANG CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP CƠ SỞ TỈNH QUẢNG NAM
Hội nghị tham vấn và khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thư chúc mừng nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11) và 77 năm thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (01/12/1945-01/12/2022)
BẮC TRÀ MY TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
HỘI NGHỊ BÀN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN, VEN BIỂN VIỆT NAM NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT 36-NQ-TW NGÀY 22/10/2018 VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045”
Tài liệu về Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004634825

    Lượt trong ngày
    2278
    Tổng số: 4634825