1. Mô hình chăn nuôi bò thịt lai BBB kết hợp xử lý chất thải bằng men vi sinh: Triển khai với qui mô 22 con/điểm/22 hộ tại Điện Hồng-Điện Bàn.
Mô hình Chăn nuôi bò chuyên thịt lai BBB được thực hiện tại xã Điện Hồng thị xã Điện Bàn với 22 hộ tham gia, quy mô 22 con bê đực lai F1. Tham gia mô hình, các hộ chăn nuôi bò lai BBB được hỗ trợ 50% thức ăn, vắc – xin, chế phẩm sinh học, hóa chất tiêu độc, khử trùng, 50% máy băm cỏ để vỗ béo cho đàn bò có độ tuổi từ 6-14 tháng tuổi với tổng lượng thức ăn hỗn hợp 360 kg/1 con bò. Cùng với đó, các hộ dân đã được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn quy trình chăn nuôi trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
Kết quả kiểm tra mô hình cho thấy việc vỗ béo bò lai BBB giai đoạn từ 06 tháng tuổi đến 14 tháng tuổi trong 03 tháng cuối đến khi xuất bán thì mỗi tháng bò tăng trọng bình quân 21,5 -25,5kg/ngày, cao hơn so với nuôi bình thường 15- 20% .So với các giống bò khác thì việc áp dụng quy trình nuôi vỗ béo đối với bò lai BBB phát triển nhanh hơn, khả năng kháng bệnh tốt hơn và từ đó, hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn.

Hình 1: Mô hình Bò lai BBB tại xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn
2. Mô hình chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi: Triển khai với qui mô 590con/2điểm/20hộ tại Ch’ơm và Anông-Tây Giang.
Mô hình nuôi ngan đen địa phương sinh sản được triển khai thực hiện tại 20 hộ chăn nuôi thuộc các tại Ch’ơm và Anông -Tây Giang, với quy mô 590 con. Tham gia mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, 70% thức ăn hỗn hợp, hóa chất sát trùng, 50% vắc - xin; 100% kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quản lý, kiểm tra, nghiệm thu và hỗ trợ cán bộ chỉ đạo kỹ thuật trong thời gian triển khai mô hình.
Kết quả triển khai tại các điểm xây dựng mô hình, tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96-98%; sau 3 tháng tuổi, con trống có thể đạt trọng lượng từ 2-2,5kg; khối lượng đạt từ 1,6-1,8kg/con.
Hình 2: Mô hình nuôi ngan sinh sản tại xã Ch’ơm, huyện Tây Giang
3. Chăm sóc mô hình trồng và thâm canh cây Cam bản địa (năm2) tại Gari, Ch’ơm -Tây Giang.
Mô hình trồng và thâm canh cây Cam bản địa là mô hình được triển khai tại 02 xã vùng biên giới, nơi đây có món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng đó là cây Cam bản địa hay có cái tên gọi khác là Cam Gari. Cam có hương vị rất riêng biệt, thơm ngọt, mọng nước và có vị chua thanh thanh. Trước đây Cam được mọc tự nhiên nên sản lượng không đáng kể đến nay được sự quan tâm của các cấp đã đưa cây Cam Gari trở thành cây mang tính kinh tế chủ lực để phát triển kinh tế cho đồng bào vùng biên giới.
Chăm sóc mô hình trồng và thâm canh cây Cam bản địa (năm2): Qui mô 04 ha/08 hộ dân tham gia thực hiện, giống Cam Gari. Cây trồng mới được 14 tháng tuổi nhưng hiện nay vườn trồng có tỷ lệ sống đạt 92-95%, qua kết quả kiểm tra cho thấy cây sinh trưởng phát triển bình thường, vườn trồng chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nào đáng kể.
Hình 3: Chăm sóc Mô hình Cam bản địa tại xã Gari, huyện Tây Giang