Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng vừa là phương pháp quản lý vừa là giải pháp đảm bảo nguồn giống chất lượng
Người đăng: Dương Ngọc Hoàng .Ngày đăng: 12/12/2022 15:30 .Lượt xem: 543 lượt.
Giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo chất lượng góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc quản lý tốt nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đang được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm, góp phần đảm bảo cho sản xuất lâm nghiệp bền vững.

Do tình trạng sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thời gian qua còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc cây giống... Nắm bắt được nhu cầu trên, năm 2021 Công ty TNHH MTV Đức Uyên đã đầu tư kinh phí xây dựng vườn ươm cây giống với quy mô 1,5 ha tại khoảnh 5,7 tiểu khu 519, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức để lập vườn cây đầu dòng.

Hình 1: Hội đồng thẩm định đi thực địa thẩm định vườn cây đầu dòng của Công ty TNHH MTV Đức Uyên 

Ngày 02/12/2022 Hội đồng thẩm định nguồn giống cây trồng lâm nghiệp triển khai đi thực địa thẩm định vườn cây đầu dòng theo quy trình kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8760-1:2017 cho Công ty TNHH MTV Đức Uyên với kết quả nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được Công nhận như sau:

- Chủ nguồn giống: Công ty TNHH MTV Đức Uyên.

- Chi tiết loài cây: Keo lai; dòng AH1.

- Diện tích: 15.000 m2.

- Loại nguồn giống: Vườn cây đầu dòng.

- Mã số nguồn giống: D.33.03.

- Địa điểm nguồn giống: Khoảnh 5,7 tiểu khu 519, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức (Khu vực có toạ độ X=530309; X=1717239).

- Thời hạn sử dụng: Từ ngày có quyết định công nhận nguồn giống đến tháng 7 năm 2024.

- Số lượng cây giống đầu dòng 40.000 cây. Số lượng tối đa vật liệu giống có thể cung cấp trong năm: 10.000.000 hom/năm.

Hình 2: Dòng keo lai tự nhiên (ký hiệu AH1) được lai tạo: Cây mẹ là keo lá tràm và bố là keo tai tượng 

Dòng keo lai tự nhiên ký hiệu AH1 (giống keo lá tràm), mẹ là keo lá tràm và bố là keo tai tượng có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, kích thước lá nhỏ và thưa cho nên khả năng chống chịu với gió bão tốt hơn so với giống keo lai giâm hom đang trồng hiện nay và khả năng tránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor, một loài nấm gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho keo tai tượng và keo lai.

Hình 3: Vườn cây đầu dòng cung cấp hom để tạo cây con phục vụ cho công tác trồng rừng
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tập huấn: Ứng dụng công nghệ số để số hóa và tự động hóa; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ 1)
Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ 2)
Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ 3)
Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ cuối)
Hội thảo Đổi mới công tác khuyến nông trong tình hình mới
Tập huấn triển khai mô hình nuôi bò thịt lai, xử lý môi trường năm 2023
Triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cần sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả hơn
Kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Đại Lộc vụ Đông Xuân 2022-2023
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005640720

    Lượt trong ngày
    3561
    Năm này: 1349955
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    5640720