Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

HỘI NGHỊ BÀN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN, VEN BIỂN VIỆT NAM NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT 36-NQ-TW NGÀY 22/10/2018 VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045”
Người đăng: Đặng Ngọc Sơn .Ngày đăng: 27/12/2022 16:35 .Lượt xem: 217 lượt.
Việt Nam là một quốc gia biển và được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển; nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, xếp thứ 16 trong số các quốc gia có ĐDSH cao nhất trên thế giới với khoảng hơn 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.

Ngày 21 tháng 12  vừa qua tại Thành phố Thanh Hóa Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị bàn giải pháp tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn biển, ven biển Việt Nam nhằm thực hiện hiệu quả nghị quyết 36-NQ-TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, Ngành trung ương; Một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh; Đại diện Hiệp hội cá Tra Việt Nam, VASEP, Hiệp hội Thủy sản/Hội Nghề cá trung ương và địa phương, Hiệp hội nuôi biển Việt Nam; Đại diện các trường: Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thủy sản, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Hồng Đức, Đại học Vinh, Đại học Huế và các cơ quan báo chí, truyền thông.


Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản hiện cả nước có 11 Khu bảo tồn biển (KBTB) và vùng biển thuộc Vườn Quốc gia được thành lập và quản lý. Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo tồn biển, đa dạng sinh học cũng như các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý bảo tồn biển hiệu quả và bền vững và những hạn chế đó là:

- Thiếu các định mức kinh tế kỹ thuật về trồng, phục hồi rạn san hô; định mức giám sát đa dạng sinh học; định mức biên chế định biên trong các Khu bảo tồn biển ( KBTB ); Định mức đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển;

 - Chưa có các cơ chế chính sách khuyến khích đối với những người làm trực tiếp công tác bảo tồn biển tại các khu bảo tồn biển; Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân sinh sống trong và xung quanh các KBTB còn chậm;

- Chưa có cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức cá nhân vào quản lý và phục hồi các hệ sinh thái biển; chưa xây dựng được phương án thu, sử dụng phí từ các hoạt động liên quan đến KBTB;

- Chưa ban hành bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý các KBTB; Chưa bố trí được lực lượng kiểm ngư để thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong và xung quanh KBTB.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản  về những thách thức đối với công tác bảo tồn biển hiện nay đó là:
   - Tình hình biến đổi khí hậu, nhiệt độ nước biển tăng, axit hóa đại dương, lũ lụt, bão tố, gia tăng các loài địch hại... ngày càng diễn biến phức tạp là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng tẩy trắng san hô (coral bleaching), tác động suy giảm hệ sinh thái, môi trường vùng biển.

 - Việc ô nhiễm môi trường từ khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp… gây áp lực lớn đối với các khu bảo tồn biển; Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động cảng biển, phát triển du lịch nếu không được kiểm soát tốt sẽ tác động, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản.

        Phát biểu tại hội nghị Ông Lê Đức Giang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham dự hội nghị sẽ đóng góp nhiều giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật trong công tác quản lý khu bảo tồn biển, ven biển, thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Tạo hành lang pháp lý minh bạch, điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực trong nước, ngoài nước đầu tư hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực cho các khu bảo tồn biển phát triển bền vững.


Ông Lê Đức Giang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
   Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) chia sẻ,  hiện nay nhiều khu bảo tồn vẫn trong tình trạng không có thẩm quyền, không phương tiện, không có cơ sở vật chất…kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được quan tâm, xử lý.  Hệ thống pháp luật về bảo tồn biển, ĐDSH khá đầy đủ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý bảo tồn biển hiệu quả, bền vững.

Tham luận tại hội nghị PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE). Bộ tài nguyên và môi trường (MONRE) nhấn mạnh. Kinh tế biển xanh, một hướng tiếp cận mới được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đại dương để tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế và việc làm cũng như sức khỏe của hệ sinh thái đại dương”; Phát triển kinh tế biển xanh sẽ góp phần bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái biển, điều này đã được tính toán và nghiên cứu cho ra những kết quả cụ thể của hai kịch bản là kịch bản cơ sở và kịch bản xanh.

Đề xuất các cơ chế tài chính bền vững cho mạng lưới Khu bảo tồn biển Việt Nam Bà Bùi Thị Thu Hiền- Quản lý chương trình Biển và Vùng bờ - IUCN Việt Nam cho rằng trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn, lại phải chi trả cho nhiều hoạt động khác nhau, thì việc tạo lập một nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động hiệu quả cho mạng lưới KBTB là cần thiết và có nhiều cách lựa chọn và nhiều giải pháp cùng phải xem xét để với mỗi đặc thù KBTB khách nhau sẽ có những lựa chọn phương thức phù hợp.

Đại diện một số địa phương tham dự hội nghị cho biết hiện nay vẫn còn  tồn tại một số bất cập như việc thu phí bởi theo luật định chỉ có các khu vực được công nhận danh lam thắng cảnh mới được thực hiện thu phí. Do vậy, các khu bảo tồn biển cũng cần được ban hành chính sách về việc thu phí tham quan tại các khu bảo tồn, chia sẻ doanh thu từ các hoạt động du lịch trong khu bảo tồn cho các ban quản lý khu bảo tồn...


Đại diện các địa phương tham dự hội nghị phát biểu

Tại hội nghị, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá vai trò của các khu bảo tồn biển hết sức quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn ĐDSH biển, bảo tồn các hệ sinh thái biển; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp tự nhiên của biển; bảo tồn các loài thủy sản có giá trị khoa học, kinh tế; bảo vệ các dải đất ven biển, ven đảo chống xói lở bờ biển; góp phần quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai đối với vùng ven bờ, ven đảo.

Kết luận hội nghị Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Tổng cục Thủy sản tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáo trình Bộ NN&PTNT. Các ý kiến trong báo cáo của Tổng cục Thủy sản sẽ là cơ sở để Bộ NN&PTNT tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ, đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển. 

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tài liệu về Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
9 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM 2023
TIN DỰ BÁO GIÓ MẠNH VÀ SÓNG LỚN VÙNG BIỂN QUẢNG NAM Số: HVNH-72/10h00/QNAM ngày 16 tháng 02 năm 2023
Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây keo lai đầu dòng
TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Một số biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất
Các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản
Ngày Môi trường Thế giới (05/6) năm 2023: Đánh bại ô nhiễm nhựa (Beat plastic polution)
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004919141

    Lượt trong ngày
    1660
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    4919141