Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Mô hình liên kết sản xuất Giống lúa TBR 225 và TBR97 tại Quảng Nam
Người đăng: Đoàn Thị Văn Công .Ngày đăng: 28/04/2023 14:27 .Lượt xem: 444 lượt.
Trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp và nông hộ có mối liên kết càng chặt chẽ thì sản phẩm làm ra được bảo đảm đầu ra và nông hộ cũng được chia sẻ các chi phí sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và bền vững, thời gian qua huyện Đại Lộc tập trung tổ chức lại sản xuất, phát huy vai trò chủ đạo của các hợp tác xã và doanh nghiệp trong định hướng cơ cấu cây trồng gắn với đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nông sản, từng bước giúp nông dân tăng mức thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Từ ngày 11-19/4/2023; Đoàn kiểm tra, đánh giá giống lúa cơ cấu vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phần tham gia gồm có: ông Nguyên Xuân Vũ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Sở, Chi cục Trồng trọt & BVTV và Trung tâm Khuyến nông tỉnh.



Đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá các giống lúa trong mô hình liên kết sản xuất

Qua kiểm tra, đánh giá có một số giống có khả năng đẻ nhánh tốt, tập trung và chống đổ tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường bất thuận tốt, có nhiễm nhẹ rầy nâu, khô vằn gây hại ở mức độ nhẹ như giống lúa TBR 225 và giống lúa TBR97.



Đoàn kiểm tra, đánh giá mô hình (qui mô 55ha) liên kết sản xuất giống lúa TBR 225 tại xã Đại Hoà- Đại Lộc

- Giống lúa TBR225 là giống cảm ôn, ngắn ngày, thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh. Tính chống chịu: Nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, bạc lá. Năng suất lúa trung bình đạt khoảng 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha. chiều cao cây 110-115 cm, cứng cây, trỗ bông tập trung; bông to, dài, nhiều hạt, hạt thon dài, khối lượng 1000 hạt 24-25gam. Tỷ lệ gạo xay xát cao (72-74%); hàm lượng Amylose thấp 13,7% chất lượng gạo ngon, gạo trắng, trong, cơm mềm, vị đậm, có mùi thơm đặc trưng, có khả năng thích ứng trên tất cả các vùng đất.

- Giống lúa TBR97 chống chịu bệnh đạo ôn, khô vằn và rầy nâu khá tốt trong cả 2 vụ ĐX và HT, nhiễm nhẹ bệnh bạc lá và đốm nâu. Năng suất: vụ Đông Xuân: 70-75 tạ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt 75-80 tạ/ha; vụ Hè Thu: 65-68 tạ/ha. Tỷ lệ gạo xát 68,0%, tỷ lệ gạo nguyên/gạo xát 71-78%, hàm lượng amylose 17,2%, hạt gạo dài, trong, cơm trắng, bóng, mềm, đậm, ngon vừa.


Đoàn kiểm tra, đánh giá mô hình (qui mô 30ha) liên kết sản xuất giống lúa TBR 97 tại xã Đại Thắng- Đại Lộc

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng. Đồng thời, việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói riêng./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả mô hình: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động vào cây Lòn bon”
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005640830

    Lượt trong ngày
    3671
    Năm này: 1350065
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    5640830