Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Cần sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả hơn
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 11/05/2023 15:35 .Lượt xem: 1526 lượt.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, mặc dù có thời điểm giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, trong khi thị trường, giá cả tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, song chăn nuôi bò vẫn được xem là ngành sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, quan sát thực tế ở một số địa phương, việc sử dụng thức ăn tinh của người nuôi vẫn còn khá tùy tiện, bất hợp lý, thậm chí là lạm dụng, dẫn đến giá thành chăn nuôi cao, khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả chăn nuôi không bền vững.

Để có hướng giải quyết thức ăn nuôi bò hợp lý theo nhu cầu sinh lý của bò, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò, trước hết cần hiểu rõ đặc điểm tiêu hóa riêng có đối với động vật nhai lại, trong đó có con bò.

Đường tiêu hóa của bò được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi, trong đó 3 túi trước (dạ cỏ, dạ  tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hóa riêng. Túi thứ tư gọi là dạ múi khế, có hệ thống tuyến tiêu hóa phát triển mạnh. Khi bê bắt đầu ăn thức ăn cứng thì dạ cỏ và dạ tổ ong mới phát triển nhanh, đến khi trưởng thành thì chiếm hầu hết (khoảng 85%) dung tích dạ dày nói chung. Dạ cỏ bò có thể xem như một nhà máy tổng hợp, chế biến thức ăn đạt hiệu quả gần như tuyệt đối.

Dạ cỏ chiếm 85-90% dung tích dạ dày và 75% dung tích toàn đường tiêu hóa, có vai trò tích trữ, nhào trộn và chuyển hóa thức ăn. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hóa mà sự tiêu hóa thức ăn trong đó là nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh (VSV). Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men các chất xơ: yếm khí, nhiệt độ ổn định 38-42 độ C, pH từ 5.5 – 7.4. Có tới khoảng 50-80% các chất dinh dưỡng thức ăn được lên men ở dạ cỏ.

Dạ tổ ong có chức năng đẩy các thức ăn rắn và thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ để tiếp tục nghiền, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách.

Dạ lá sách có niêm mạc tạo thành những nếp gấp tương tự như các tờ giấy của quyển sách. Có nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, muối khoáng và axit béo bay hơi trong dưỡng chất đi qua.

Dạ múi khế có tác dụng tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất bằng hệ men.

Nước bọt bò được tiết ra và nuốt xuống dạ cỏ một cách liên tục, có tác dụng trung hòa các sản phẩm axit sinh ra trong dạ cỏ, tạo môi trường thuận lợi cho hệ VSV phát triển và hoạt động. Bò ăn nhiều thức ăn xơ thô sẽ phân tiết nhiều nước bọt. Bò ăn nhiều thức ăn tình, thức ăn nghiền quá nhỏ sẽ giảm tiết nước bọt, vì vậy giảm  tiêu hóa thức ăn xơ.

Hệ VSV trong dạ cỏ bò là rất phong phú và nó phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phẩn thức ăn. Chúng gồm 3 loại: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm. Chúng có tác dụng  phân giải các chất: xenluloza, hemixenluloza, tinh bột, đường, axit hữu cơ, protein; tổng hợp vitamin;  xé rách mành tế bào thực vật, tích lũy polysaccarit, bảo tồn axit béo không no...Nói chung, về bản chất quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở bò là sự lên men các chất xơ trong dạ cỏ.

Từ những phân tích trên, khi phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò chúng ta cần phải lưu ý để đáp ứng đủ nhu cầu của bò, đồng thời tính toán để tránh hao phí nguyên liệu thức ăn, giảm giá thành chăn nuôi và mục đích cuối cùng là chăn nuôi hiệu quả.

Khẩu phần thức ăn của bò nên chia thành 2 phần: khẩu phần cơ sởthức ăn bổ sung. Để tận dụng lợi thế đặc điểm sinh học của bò,  khẩu phần cơ sở nên bao gồm tối đa các loại thức ăn xơ thô sẵn có, kể cả các phụ phẩm rẻ tiền. Khẩu phần cơ sở thường thỏa  mãn được các nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động duy trì, ngoài ra nó còn đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất (cày kéo, tiết sữa, sinh sản,  tăng trọng…). Tuy nhiên, khẩu phần cơ sở (thức ăn xơ thô) thường không cân đối dinh dưỡng và không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất (nhất là thời kỳ nuôi vỗ béo). Khi đó cần phải có thêm các thức ăn bổ sung để cân đối dinh dưỡng và tạo thành khẩu phần hoàn chỉnh.


Cần đảm  bảo đủ thức ăn thô xanh hàng ngày tại chuồng cho bò nuôi nhốt

Việc bổ sung thức ăn trong khẩu phần là cần thiết nhằm bù đắp các chất thiếu hụt trong thức ăn xơ thô (nhất là muối, khoáng, vitamin, protein,  bột đường...). Tuy nhiên phải tính toán bổ sung một cách hợp lý, cân đối và tiết kiệm để giảm giá thành. Trước hết phải xác định thức ăn chính cho bò vẫn là thô xanh chứ không phải là thức ăn tinh. Nếu có điều kiện thì chế biến bằng cách ủ chua thức ăn xanh, ủ rơm bằng urê để bảo quản, sử dụng trong mùa khan hiếm thức ăn. Chúng ta đừng quá hy vọng rằng cho ăn càng nhiều thức ăn bổ sung (tinh bột, thức ăn hỗn hợp) thì bò sẽ hấp thu hết để càng tăng trọng nhanh.  Phải hiểu rằng phần lớn lượng thức ăn đó là để làm “thức ăn mồi” nuôi tập đoàn VSV dạ cỏ phát triển và hoạt động hiệu quả, hệ VSV đó lên men tiêu hóa thức ăn xơ thô để cơ thể bò hấp thụ dinh dưỡng. Lâu nay, người chăn nuôi có thói quen dùng một lượng lớn hỗn hợp thức ăn tinh hoàn chỉnh (thức ăn công nghiệp) làm từ các loại hạt ngũ cốc và thức ăn giàu đạm để bổ sung.  Việc bổ sung như thế chỉ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ (bò), nhưng lại không quan tâm đến vai trò của VSV lên men chất xơ trong dạ cỏ và do đó mà nó thường ức chế hoạt lực của chúng (VSV). Nếu bổ sung một lượng nhỏ thức ăn dễ phân giải làm chất “xúc tác” sẽ có tác dụng kích thích quá trình phân giải chất xơ ở dạ cỏ và nhờ  đó mà lượng thu nhận tự do của bò đối với thức ăn thô có thể tăng lên. Tuy nhiên, khi thức ăn tinh bổ sung vượt quá ngưỡng nhất định thì lượng thu nhận thức ăn thô trong khẩu phần cơ sở bị giảm xuống. Đó lượng hiện tượng thay thế thức ăn thô bởi thức ăn tinh ở bò.

Tác hại của việc cho bò ăn quá nhiều chất bột đường: Nuôi thiếu thức ăn thô và sử dụng quá nhiều thức ăn có chứa chất bột đường (tinh bột) thì bò tăng trọng kém do mất cân bằng hệ thống các loại VSV trong dạ cỏ của bò, đồng thời dễ dẫn đến các bệnh ở chân, móng; Nước bọt tiết ra ít làm tăng axit dạ cỏ, làm ức chế hoạt động của VSV phân giải chất xơ trong dạ cỏ, làm giảm khả năng tiêu hóa chất xơ, làm giảm khả năng ăn thức ăn thô xanh của bò; Axit dạ cỏ tăng sẽ hấp thu vào máu với nồng độ cao sẽ gây toan huyết, làm rối loạn chức năng chuyển hóa và trao đổi chất, bò thường bị mệt mỏi, đau chân. Trong trường hợp nặng, bò có thể bị chết; Bò sẽ có hiện tượng ăn không tiêu hoặc kém ăn;  Ăn nhiều thức ăn tinh làm cho nhu động của dạ cỏ và phản xạ ợ hơi kém dẫn đến đầy hơi; Thức ăn tinh bột tạo thành tấm, gây nghẽn và khó chịu cho bò; Rối loạn chức năng dạ múi khế.

Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn các hộ chăn nuôi (ngay cả ở vùng chăn nuôi khá như Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên), vào mùa thức ăn thô xanh khan kiệt, một số hộ chủ yếu cho ăn rơm khô kết hợp với bả rượu bia, bả đậu nành, tinh bột sắn, bột bắp, cám gạo, thức ăn công nghiệp...Điều đó là bất hợp lý mà lại không hiệu quả do chi phí đầu tư thức ăn quá lớn (có hộ thậm chí cho ăn đến 4-5 kg thức ăn tinh/con/ngày). Chưa kể, việc lạm dụng đó có thể có tác dụng ngược... Hoạt lực của VSV phân giải chất xơ đạt mức tối ưu khi pH dạ cỏ bằng khoảng 6.8, hoạt lực VSV sẽ giảm rõ rệt khi pH dạ cỏ xuống dưới 6.2. Bổ sung quá nhiều thức ăn tinh vào khẩu phần sẽ làm giảm hoạt lực phân giải chất xơ do giảm pH dạ cỏ.  Vì vậy, cần sử dụng thức ăn bổ sung với lượng vừa đủ và đều dặn trong ngày, tránh hiện tượng “no dồn, đói góp”, làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.

Từ thực tế sản xuất và theo luận giải trên, để chăn nuôi bò đạt hiệu quả tối ưu, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

- Trước hết, nếu nuôi bò thì người chăn nuôi phải nghĩ đến việc đầu tiên là đảm bảo đủ thức ăn thô xanh (thức ăn chính) cho bò hàng ngày theo nhu cầu, với số lượng bằng 10% trọng lượng cơ thể. Phải dành diện tích đất để bố trí trồng cỏ, cây thức ăn đảm bảo khoảng 1 sào nuôi được 2 bò trưởng thành.



Trồng ngô sinh khối giải quyết thức ăn thô xanh giàu dinh dưỡng cho bò

Ngoài ra, vào mùa thu hoạch, lượng phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào, cần đưa vào chế biến, bảo quản để dự trữ  chủ động giải quyết thức ăn trong mùa khan hiếm (nắng hạn, mưa lạnh).


Ủ  chua thức ăn xanh để dự trữ, sử dụng vào mùa khan hiếm thức ăn

- Về sử dụng thức ăn tinh: Khi sử dụng các nguyên liệu để chế biến thức ăn tinh và sử dụng cho bò cần lưu ý:

+ Nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ, tận dụng các phụ phẩm.

+ Không bị ôi thiu, nấm mốc, độ ẩm thích hợp.

+ Đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng.

+ Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo

+ Lượng cho ăn tối đa trong ngày khoảng 1,5-2,5 kg/con/ngày. Cho ăn thức ăn tinh trước,  thức ăn thô sau.

Chúng tôi xin giới thiệu công thức phối trộn thức ăn tinh sau đây để bà con tham khảo. Giá thành 1 kg thức ăn phối trộn này  vào khoảng 9.000 – 10.000 đ tùy thời điểm giá nguyên liệu.

Bảng phối trộn thức ăn tinh cho bò:

Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

Công dụng chủ yếu

của nguyên liệu

Bắp, lúa xay, cám gạo

71

Cung cấp tinh bột

Bánh dầu đậu phụng

20

Cung cấp đạm

Premix bò thịt (Cow100)

2

Cung cấp vitamin và khoáng chất

Natri Bicarbonate

0,2

Giúp ngăn ngừa chướng hơi dạ cỏ

Bột cá

6

Cung cấp đạm

Muối iod

1

Giúp cân bằng điện giải

Tổng cộng

100,2 kg


- Nước uống là thành phần không thể thiếu trong vấn đề dinh dưỡng ở bò:
 

Đối với chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay, nước uống được xem như là một loại dinh dưỡng, nhất là đối với gia súc nhai lại nước là thành phần không thể thiếu cho nhu cầu hằng ngày. Thức ăn ở dạ cỏ bò muốn tiêu hóa được thì phải có đủ nước. Nhu cầu nước hàng ngày của bò vào khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Cần bố trí máng uống đủ tại chuồng để cho bò uống nước tự do, thỏa mãn nhu cầu. Nước uống phải sạch, không nhiễm các loại chất bẩn, sạch trùng. Có thể hòa một ít muối vào nước uống để tăng khả năng ăn vào và tiêu hóa cho bò, tuy hiên không lạm dụng dùng với liều lượng quá nhiều.

- Bổ sung bánh dinh dưỡng tổng hợp: Nếu có điều kiện nên dùng bánh đa dinh dưỡng dạng tảng liếm để cung cấp đồng thời các chất dinh dưỡng cho hệ VSV dạ cỏ, bao gồm: Ni -tơ dễ phân giải, khoáng, vitamin, axit amin và năng lượng.... đóng bánh sẵn để treo thành chuồng cho bò liếm tự do nhằm bổ sung dưỡng chất theo nhu cầu./.


Sử dụng bánh dinh dưỡng tổng hợp treo thành chuồng để bổ sung dinh dưỡng cho bò

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
TẬP HUẤN: Tuyên truyền phổ biến Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023
Hội thảo đánh giá tình hình xây dựng và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng huyện Nam Giang và Nam Trà My
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TRÀ SƠN, HUYỆN BẮC TRÀ MY
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    







Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006978329

    Lượt trong ngày 547
    Hôm qua: 2158
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 98
    Tổng số 6978329