Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Lưu ý một số bệnh thường gặp ở gà vào mùa hè
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 30/05/2023 09:19 .Lượt xem: 887 lượt.
Vào mùa hè, khi thời tiết đang nắng nóng gay gắt, đột ngột thay đổi với những con mưa giông kèm theo sẽ làm cho gà thường xảy ra nhiều loại bệnh gây thiệt hại. Tuy nhiên, bà con chăn nuôi cần lưu ý 5 bệnh sau đây thường xảy ra một cách phổ biến.

1. Bệnh Tụ huyết trùng gà (hay còn gọi là Toi gà)

- Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng ở gà có đặc trưng là hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kế dưới da và màng niêm mạc, gan gà bị hoại tử. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm di vi khuẩn Gram (-) Pasteurella multocida gây ra. Bệnh có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi và thường có diễn biến khá nhanh. Hậu quả lây lan mạnh qua đường miệng, xâm nhập vào đường hô hấp, đường tiêu hóa, các vết thương ngoài da,…. Mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí, thức ăn và nước uống và có thể gây chết đàn hàng loạt.

- Biểu hiện của bệnh: gà thở khò khè, giống như bị sổ mũi và phát thành tiếng mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên, phần đầu và mặt sưng. Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy khi phát hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay với đàn.

- Phương pháp phòng trị hiệu quả : Phòng bệnh là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Tiêm phòng vacxin định kỳ theo lịch. Dùng liều kháng sinh nhẹ để phòng:Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Gà ốm có thể điều trị Streptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.



Gà bị bệnh Tụ huyết trùng (Toi gà)

2. Bệnh Cầu trùng gà

- Nguyên nhân:. Là loại bệnh do đơn bào họ Coccidac gây ra, bệnh có tên khoa học là Coccidiosis Avium. Có 7 loài cầu trùng gây bệnh trên gà ký sinh. Bệnh không gây chết tỉ lệ cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng lại gây thiệt hại nặng về kinh tế do gà chậm lớn, tăng chi phí cho thuốc thú y, tỉ lệ đẻ giảm, dễ mắc kế phát các bệnh truyền nhiễm khác như E.coli, Gumboro, tụ huyết trùng… Bệnh phổ biến ở giai đoạn 2 đến 8 tuần tuổi 

- Gà bị bệnh cầu trùng có khả năng chết cao. Gà nhiễm bệnh ốm yếu, sệ cánh, bỏ ăn, đi lại loạng choạng, hậu môn có lẫn máu. Gà mắc bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 7 ngày.

- Cách điều trị: Sử dụng các loại thuốc: Rigecoccin, EsB3 Coccistop-2000, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng thuốc Rigecoccin, Furazolidon trộn vào thức ăn 35 - 40 g/tạ, hoặc trộn với cơm, viên lại đút cho gà ăn (gà nuôi ở hộ gia đình) cho đến lúc khỏi bệnh.



Gà bị bệnh Cầu trùng

3. Bệnh Bạch lỵ thương hàn (hay còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng)

- Nguyên nhân:  Bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Có 3 thể kháng nguyên và độc lực như nhau. Hai yếu tố quan trọng gây phát bệnh là gà con bị lạnh và dinh dưỡng kém. Vi khuẩn có thể sống ngoài môi trường hàng tháng. Tuy nhiên, chúng mẫn cảm với các loại chất sát trùng.

- Đường lây truyền: Bạch lỵ lây truyền qua hai đường: qua trứng (lây truyền dọc). Hoặc qua đường miệng, thức ăn, nước uống (lây truyền ngang).

+ Truyền dọc rất nghiêm trọng do nhiễm bệnh từ gà bố mẹ mang trùng. Trứng bệnh, gà bệnh và vật mang trùng có thể phân tán mầm bệnh ở khắp nơi. Vi khuẩn Salmonella Pullorum có thể xâm nhập qua vỏ trứng từ trong tủ ấp trứng, môi trường.

+ Bệnh lây qua đường miệng, thức ăn, nước uống ô nhiễm. Khi gà mổ rỉa, ăn thịt gà bệnh. Virus lây truyền qua giày dép, khay trứng, xe cộ, chất độn chuồng. Hoặc thông qua ruồi muỗi, côn trùng, chuột, chim trời, con người…



Gà bị bệnh bạch lỵ


     - Triệu chứng bệnh: Khi nhiễm bệnh, gà ỉa phân trắng, phân dính bết vào hậu môn. Tỷ lệ gà chết do mắc bệnh bạch lỵ cao tới 100%. Tỷ lệ nở của trứng nhiễm bệnh thấp. Phôi bị sát và chết lúc 18-19 ngày tuổi. Nếu nở được thì gà con nở ra rất yếu, chết dần. Triệu chứng của bệnh bạch lỵ phụ thuộc vào một số yếu tố. Gà chết bắt đầu từ 4 ngày tuổi, nhiều nhất vào ngày thứ 5 và giảm dần đến ngày thứ 8. Gà bệnh biểu hiện ủ rũ, giảm hay bỏ ăn, hở rốn, hoặc túm lại một chỗ.. Gà khỏi bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến sức lớn và năng suất. Gà lớn không có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ đẻ và ấp nở giảm nghiêm trọng.

    - Cách phòng trị hiệu quả: Thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chuồng trại. Phun thường xuyên và định kỳ bằng iốt, clo. Kiểm tra chuồng trại đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Thay chất độn chuồng để tránh vi khuẩn có thể gây bệnh cho gà. Khử trùng máng ăn, máng uống nước và dụng cụ chăn nuôi. Cho gà ăn nhiều thức ăn và nước sạch để giữ tỷ lệ E. coli dưới mức giới hạn.

Cách ly chuồng trại và sử dụng thuốc Ampicolin 1g/2lit nước cho uống, kết hợp dùng Bcomplex, men tiêu hóa (thời gian dùng thuốc là 7 ngày đến 10 ngày) cho gà.

      4. Gà bị khô chân

      - Gà bị khô chân là căn bệnh phổ biến ở cả gà lớn và gà con. Gà bị mất nước, từ đó làm cho da và chân bị khô quắt, gầy nhom. Ngoài ra, cũng làm cho gà đi lại bất tiện, biếng ăn và ủ rũ. Bệnh trạng gà bị khô chân thường bị vào hai giai đoạn trong quá trình phát triển của gà: lúc gà mới nở khoảng 2-15 ngày tuổi và gà trưởng thành đạt trọng lượng từ 1kg.

             - Phương pháp điều trị: Khử trùng chuồng trại sạch sẽ, sử dụng kháng sinhEnroseptyl-A và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà. Đối với gà nhiễm bệnh bà con cần cho gà uống Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, dùng liên tục 5 ngày đêm.



Gà bị bệnh khô chân

     5. Bệnh giun sán

             - Gà bị giun sán sẽ tự nhiên bị còi cọc, xơ xác, chậm chạp. Trong thời gian dài gà ăn không lớn, kèm theo hiện tượng phân loãng có máu, có thể thấy nhiều đốm trắng trong phân.

             - Phương pháp điều trị: Ngay lập tức cách ly những con gà bị bệnh để tránh hiện tượng ấu trùng phát tán rộng. Sử dụng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, xem hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo liều lượng./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
TẬP HUẤN: Tuyên truyền phổ biến Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023
Hội thảo đánh giá tình hình xây dựng và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng huyện Nam Giang và Nam Trà My
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TRÀ SƠN, HUYỆN BẮC TRÀ MY
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006837562

    Lượt trong ngày 2080
    Hôm qua: 4504
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 54
    Tổng số 6837562