Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA: Hướng đi cần được quan tâm
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 02/11/2023 17:48 .Lượt xem: 107 lượt.
Hồ chứa có vai trò chính là phục vụ sản xuất điện, kiểm soát lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Trước đây, việc quản lý và phát triển nghề cá hồ chứa chủ yếu là khai thác thủy sản được giao cho các đơn vị Quốc doanh, nghề cá hồ chứa có bước thay đổi nhờ chính sách tận dụng tiềm năng mặt nước dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè. Nghề nuôi cá hồ chứa tồn tại từ việc nuôi các loài cá truyền thống, đến nay phát triển nuôi các loài có giá trị kinh tế như: Cá Tầm, cá Lăng, cá Chiên, Nheo mỹ, cá Lóc, Rô phi…. Nhìn từ góc độ sinh kế của địa phương, phát triển nuôi cá trên hồ chứa có vai trò khá lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Ngoài ra, việc nâng cao sản lượng cá nuôi hồ chứa và tăng hiệu quả sử dụng của các vùng nước tự nhiên còn mang lại lợi ích kinh kinh tế thông qua các hoạt động khác như du lịch, tạo sinh kế,…

Đối với Quảng Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 73 hồ chứa, do công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi  và UBND cấp xã, HTX Dịch vụ nông nghiệp quản lý; có 40 dự án thủy điện được quy hoạch đưa vào hoạt động, do các công ty thủy điện quản lý vận hành. Tổng diện tích mặt nước thủy lợi, thủy điện khoảng 13.000 ha. Các hồ chứa cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ phát điện, một số phục vụ cho sinh hoạt (hồ Phú Ninh, Khe Tân).

Nhìn chung nghề nuôi cá hồ chứa được phát triển từ việc nuôi các loài cá truyền thống, đến nay phát triển một số đối tượng có giá trị kinh tế cao. Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: Nuôi quảng canh cải tiến trong eo ngách, thả trực tiếp đánh tỉa thả bù (thả giống và khai thác) và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trong hồ... Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ  sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.


Nuôi cá lồng trên sông Tranh 2

Hiện nay, một số hồ chứa cho phép hoạt động nuôi thủy sản với quy mô hộ gia đình (hồ Khe Tân; thủy điện Sông Tranh II, Đăk Mi 4, Việt An ...). Hình thức nuôi thả trực tiếp, nuôi lồng bè. Các đối tượng thả nuôi trực tiếp chủ yếu là cá mè, trắm, chép, rô phi; đối tượng nuôi lồng bè chủ yếu gồm rô phi, điêu hồng, lăng nha, trắm... Số lượng lồng bè khoảng 400 lồng (60-75 m3/lồng). Sản lượng nước ngọt trong hồ chứa ước đạt 1.400 tấn, tăng 1,86% (+80 tấn) so với cùng kỳ năm 2022; trong đó: nuôi lồng/bè đạt 1.100 tấn, nuôi ao và hồ chứa đạt 300 tấn. Hầu hết, các mô hình nuôi cá hồ chứa đều mang lại những lợi ích to lớn và có tác động về xã hội, môi trường,  đó là: (i)Phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản, đa dạng hình thức và đối tượng nuôi trong hồ chứa tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng lựa chọn và thị trường tiêu thụ, phù hợp với xu hướng tất yếu của phát triển sản xuất hiện nay, giúp người dân tăng thu nhập và vươn lên làm giàu;(ii) Tăng thu nhập cho người sản xuất, cải thiện sinh kế cho người dân, tạo công ăn việc làm, giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp cho các hộ dân bị mất đất sản xuất, do ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư quanh khu vực lòng hồ nhất là ở vùng trung du, miền núi, ổn định an ninh trật tự vùng biên giới các huyện vùng miền núi, khó khăn của các tỉnh trong vùng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững;(iii) phát huy được tiềm năng, tận dụng diện tích mặt nước sẵn có, khai thác thế mạnh tại các địa phương để phát triển nhân rộng nghề nuôi cá hồ chứa tại vùng miền núi của tỉnh.

Bên cạnh những lợi tích từ nghề nuôi cá hồ chứa, việc nuôi cá hồ chứa trên địa bàn tỉnh vẫn gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế: Đa số các hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện nay ưu tiên phục vụ các mục đích phục vụ sản nông nghiệp, điều tiết lũ, cấp nước sinh hoạt, chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản; nuôi cá lồng bè hồ chứa còn mang tính tự phát, chưa tập trung vùng chuyên canh nên chưa tạo được vùng nuôi an toàn và hệ thống thị trường tiêu thụ chưa ổn định; nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, về khoa học công nghệ của tỉnh còn thiếu. Phần lớn hình thức nuôi quy mô hộ gia đình, phạm vi liên kết trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và thiếu bền vững; chưa có doanh nghiệp tham gia đầu tư lớn vào nuôi trồng thủy sản. Hàng năm, vào mùa mưa lũ hay thời điểm nắng nóng thường có biến động về nguồn nước, mực nước và chất lượng nước trong khu vực lòng hồ đã gây thiệt hại cho người nuôi cá. Công trình nuôi cá sử dụng vật liệu truyền thống (gỗ, thép, phuy nhựa, phao xốp) nên chống chịu kém với thời tiết cực đoan, ảnh hưởng không tốt đến môi trường trong hồ…

Với diện tích mặt nước, hồ thủy lợi, thủy điện và hồ chứa tự nhiên lớn, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá hồ chứa. Hy vọng rằng, trong tương lai ngành nông nghiệp sẽ có những giải pháp cụ thể từ nhiều góc độ: Quản lý, cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn, hợp tác liên kết,. thị trường,… để nghề nuôi cá hồ chứa phát triển mạnh và trở thành mũi nhọn trong tiến trình cải thiện sinh kế cho đồng bào miền núi./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kết quả chuyến Tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trong nước năm 2023
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005640542

    Lượt trong ngày
    3383
    Năm này: 1349777
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    5640542