Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Một góc nhìn từ ngành Nông nghiệp Quảng Nam
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 18/04/2024 11:28 .Lượt xem: 260 lượt.
Bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai. Đây là một trong những mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3804/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với mục tiêu: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng xã hội hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững. Theo đó, Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030 xác định 17 mục tiêu cụ thể cần hướng đến trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 19/103 mục tiêu thành phần. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, hầu hết các mục tiêu thành phần trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định, nổi bật nhất là các hoạt động góp phần cải thiện sản xuất bền vững, áp dụng phương thức canh tác có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác, cải thiện đất đai, môi trường nước, duy trì hệ sinh thái tự nhiên rừng, biển và tăng năng suất cũng như sản lượng của vật nuôi, cây trồng.

Để đạt được muc tiêu nêu trên, ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo và tăng cường nguồn lực thực hiện những hoạt động mang tính tác động trực tiếp đến thực tiễn sản xuất như: (i) Ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng chống chịu. Hàng năm, trước mỗi vụ sản xuất chủ động ban hành lịch thời vụ, cơ cấu giống, trong đó ưu tiên bố trí các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, trung ngày phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro thiên tai gây ra, nhất là các địa phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai,… Trong thời gian đến, iếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Phương án thí điểm chuyển đổi số trên các loại cây trồng như: Măng cụt, Nếp Hương Lân tại các huyện Tiên Phước, Thăng Bình.(ii) Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tốt yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả. Ngành đã ban hành được nhiều Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại dược liệu, như: Chè dây, Khổ qua rừng, Sen lấy hạt, Táo mèo, Bảy lá một hoa, Sâm bố chính... Xây dựng các Đề án, Kế hoạch khuyến khích phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.(iii) Trong chăn nuôi, công tác giống được quan tâm đáng kể: Về giống bò, đã được cải tạo và có những kết quả tích cực, nhất là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ truyền tinh nhân tạo phục vụ công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò từ các giống chất lượng cao như: bò BBB, Limousine, Droughtmaster…, từ đó chất lượng đàn bò được cải thiện đáng kể, nâng cao năng suất, chất lượng thịt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, góp phần nâng tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh (> 70%/tổng đàn bò). Đối với giống heo, sử dụng các giống heo ngoại, lợn lai 3-4 máu để nuôi thâm canh tạo sản phẩm thịt có tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, để phát huy lợi thế vốn có từ các sản phẩm đặc hữu của từng vùng miền, việc bảo tồn và phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa cũng được chú trọng và ngày càng phát triển tại các địa phương miền núi như: Heo Cỏ, gà Tre Đèo Le,...Về xây dựng chuồng nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, đến nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng chuồng nuôi (xây dựng chuồng lạnh, trang bị hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, độ thông gió, hệ thống làm mát, phun sương); sử dụng máng ăn, uống tự động; sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải chăn nuôi (đệm lót sinh học, xây dựng hầm biogas) góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, bảo vệ môi trường. Trong phương thức chăn nuôi lợn, gia cầm còn phát triển chăn nuôi theo hướng canh tác tự nhiên sử dụng vi sinh vật bản địa (IMO), sử dụng thức ăn thảo mộc...tạo sản phẩm thịt thơm ngon, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng các quy trình thực hành chăn nuôi tốt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 01 cơ sở chăn nuôi lợn được công nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam (VietGAHP) gồm: Thăng Bình (03 cơ sở và Hiệp Đức 01 cơ sở. Trong công tác thú y, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho 02 trang trại chăn nuôi gà để chủ động kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, giảm tối đa chi phí phòng và điều trị bệnh để vừa bảo đảm yếu tố sạch bệnh, an toàn, vừa tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi; hướng dẫn thành phố Hội An xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã đối với bệnh Dại tại phường Minh An. (iv) Đối với công tác nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững. Ngành nông nghiệp cũng đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, nhằm hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây con; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn để các cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi,... về phát triển cây dược liệu, Sâm Ngọc Linh, trồng cây ăn quả,.. tập huấn mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất. Thông qua các lớp tập huấn, giúp người dân nâng cao được nhận thức trong việc quản lý dịch hại, sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững,… Đặc biệt từ cuối năm 2022 đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đã tích cực triển khai, hướng dẫn cơ sở xây dựng các Tổ khuyến nông cộng đồng cấp thôn với mục đích phát huy nguồn nhân lực sãn có từ cộng đồng để hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo sinh kế và góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp tạo nên sự phát triển bền vững, lâu dài trong cộng đồng. (v) Về công tác phòng chống tiên tai, ngành đặc biệt quan tâm vì hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sự an toàn người dân. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tham mưu cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trạm phát thanh cảnh báo mưa lớn tại Trà Leng do công ty Watec tài trợ; tiếp nhận, điều chỉnh địa điểm lăp đặt và tiến hành những thủ tục cần thiết để vận hành 10 trạm đo mưa chuyên dùng do Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai tài trợ năm 2022. Theo dõi 16 trạm đo mưa vận hành theo hình thức thuê bao dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện và tham mưu triển khai thuê bao dịch vụ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh…

Với tinh thần tập trung chỉ đạo thực hiện vì sự phát triển bền vững nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, trong khoảng thời gian còn lại hơn 6 năm (đến 2030), hy vọng những mục tiêu mà Quảng Nam đề ra cho tiến trình phát triển bền vững sẽ cơ bản đạt được như mong đợi./.  

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp & PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới(16/05/2014)
Quảng Nam: Khuyến nông gắn với nông thôn mới
Khi doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới
Nhận biết rau, quả sử dụng chất kích thích
Nông thôn mới găn với môi trường xanh- sạch- đẹp
Quảng Nam: Khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới
Bạn đã biết sử dụng các loại gia vị đúng cách?
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu: Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phải có trọng điểm
Nội dung trọng tâm góp phần xây dựng nông thôn mới của ngành Nông nghiệp huyện Núi Thành
Năm 2018 phấn đấu có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới
    
1   2  
    







Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006978315

    Lượt trong ngày 533
    Hôm qua: 2158
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 93
    Tổng số 6978315