Theo đánh giá tại Hội thảo, năng suất lúa trong mô hình đạt 44 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà 8 tạ/ha; trừ chi phí nông dân lãi hơn 9 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà 6 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, thông qua mô hình đã giúp đồng bào huyện Bắc Trà My biết cách sử dụng phân hữu cơ bón cho lúa, biết cách chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho lúa đúng kỹ thuật.
Trà Giáp là một xã miền núi với sản xuất lúa rẫy là chính nhưng đất đai khá cằn cỗi, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp. Mô hình sản xuất lúa nước có sử dụng chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ đã nâng cao năng suất, tăng sản lượng lúa, góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, tăng thu nhập cho đồng bào miền núi. Nhờ vậy, diện tích phá rừng làm lúa rẫy giảm, đồng thời đưa một phần diện tích lúa rẫy năng suất thấp vào trồng rừng, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ, môi trường sinh thái được cải thiện, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững.
Võ Thị Nhung
Trung tâm KNKN Quảng Nam
|