Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

QUẢNG NAM: Kết quả sản xuất cây trồng vụ Hè Thu năm 2024
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 22/10/2024 17:01 .Lượt xem: 267 lượt.
Vụ Hè Thu năm 2024, người dân Quảng Nam tổ chức sản xuất trong điều kiện khá thuận lợi về thời tiết, nước tưới, giá cả vật tư đầu vào và kể cả giá bán sản phẩm nông nghiệp đầu ra. Mặc dù một số ngày trong tháng 8 năm 2024, vào buổi chiều có mưa dông, gió lốc gây đổ ngã cục bộ một số diện tích lúa nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn. Cùng với bối cảnh không bị tác động nhiều về yếu tố bất lợi từ thiên nhiên, cùng với sự thay đổi tập quán sản xuất cũ, những yếu tố kỹ thuật trong sản xuất được cải thiện: Cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày được sản xuất với diện tích lớn, chiếm 98,87%; các giống lúa chất lượng cao, giống lúa thơm, đặc sản được người dân quan tâm sản xuất, chiếm 61,32 %; lượng hạt giống lúa gieo sạ dưới 100kg/ha; tỷ lệ giống lúa xác nhận, nguyên chủng khoảng 90%; áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa đạt khoảng 92%.

Công tác chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

Ngày 23/02/2024, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 391/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đồng thời trên cơ sở Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam, nhiều địa phương đã duy trì diện tích chuyển đổi của các năm trước và tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn. Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong năm 2024 là 1.077,3 ha. Trong đó: vụ Đông Xuân 2023 - 2024 là 324,4 ha, vụ Hè Thu 2024 là 752,9 ha. Đối tượng cây con chuyển đổi khá đa dạng, cây trồng có diện tích chuyển đổi lớn như lạc (225,9 ha), ngô (215,7 ha), dưa các loại (187,4 ha), trồng sen kết hợp nuôi cá (155,2 ha), … Đa số diện tích chuyển đổi đều cho lợi nhuận tăng bình quân từ 20 - 30% so với trồng lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất. Riêng đối với một số diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng sen cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.

Tình hình chứng nhận, cấp, quản lý mã số vùng trồng (MSVT) và liên kết sản xuất

Đối với MSVT tiêu thụ nội địa: Trên cơ sở hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, đã tổ chức thẩm định, cấp 15 MSVT cho các địa phương gồm: 12 mã số cho cây lúa (76,83 ha), 01 mã số cho cây lạc (1,04 ha), 01 mã số cho cây ớt (1,3 ha) và 01 mã số cho cây rau các loại (0,64 ha). Về MSVT phục vụ xuất khẩu: Trong năm 2024, tỉnh chưa cấp thêm MSVT phục vụ xuất khẩu, hiện chỉ duy trì 09 MSVT dưa hấu xuất khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp. Trong năm 2024, đã tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục vùng trồng đối với những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu (được đánh giá trong đợt giám sát định kỳ ngày 10/8/2023). Kết quả kiểm tra cho thấy, đa số các vùng trồng đều thực hiện các biện pháp khắc phục đã được hướng dẫn theo quy định.

          Năm 2024, tổng diện tích liên kết sản xuất giống cây trồng trên địa bàn tỉnh hơn 5.207ha; trong đó diện tích sản xuất giống lúa là 5.113,6ha, diện tích sản xuất giống ngô là 53,7ha, diện tích sản xuất giống lạc là 40ha. Trong đó, vụ Đông Xuân 2023 - 2024: Có 28 Công ty, đơn vị tham gia sản xuất giống với tổng diện tích 3.971,7 ha, gồm diện tích sản xuất giống lúa 3.878 ha (giống lúa lai 328,4 ha, lúa thuần 3.549,6 ha); diện tích sản xuất giống ngô 53,7 ha; diện tích sản xuất giống lạc 40 ha. Vụ Hè Thu 2024: Có 17 Công ty, đơn vị tham gia sản xuất lúa thuần với diện tích 1.235,6 ha. Việc liên kết với các Công ty, doanh nghiệp đã hình thành vùng sản xuất giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; giúp tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, từ đó tăng thu nhập cho người dân.

         Diện tích cây trồng sản xuất chứng nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn thấp, tổng diện tích cây trồng sản xuất có chứng nhận đến nay là 308,58 ha. Diện tích chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP: Tổng diện tích 246,5 ha, trong đó: Cây hằng năm 190,4 ha (Lúa, rau, ớt, khoai lang, dưa hấu); Cây ăn quả 52,1 ha (Chuối, Sầu riêng, Bưởi, Cam, Quýt, Bòn bon, Ổi, Măng cụt); Cây công nghiệp 4 ha (Tiêu). Diện tích được chứng nhận hữu cơ: 2 ha (Bòn bon). Diện tích cây trồng được sản xuất có chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 60 ha. Trong đó, diện tích rau là 27,7 ha.

Tình hình tiêu thụ và giá bán nông sản

Qua theo dõi thực tế cho thấy giá bán các sản phẩm nông sản vụ Hè Thu năm nay tương đối cao so với mọi năm, tình hình tiêu thụ thuận lợi… Giá lúa thương phẩm khoảng 9.000 - 9.500 đ/kg, ngô 8.000 đ/kg, lạc: 30.000 - 35.000 đ/kg, mè: 50.000 đ - 60.000 đ/kg, dưa hấu: 7.000 - 8.000đ/kg. Giá bán các loại nông sản tương đương năm trước, góp phần ổn định thu nhập cho người dân.

Kết quả sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2024 và cả năm 2024

Đối với cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2024 ước đạt 144,4 nghìn ha, tăng 81 ha  (chiếm 0,1%) so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 541,4 nghìn tấn, tăng 3,5%; Đối với một số cây như: (1)Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 83.004ha/83.000 ha KH, năng suất bình quân (NSBQ) đạt khoảng 58,15 tạ/ha, cao hơn 1,74 tạ/ha so với năm trước, sản lượng ước đạt 482.680,6 tấn; trong đó, diện tích sản xuất vụ Hè Thu 41.489 ha/41.500 ha KH, NSBQ ước đạt 53,4 tạ/ha, cao hơn vụ Hè Thu 2023 là 1,82 tạ/ha; sản lượng ước đạt 221.551,3tấn. (2)Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 11.706 ha/12.000 ha, NSBQ ước đạt 50,37 tạ/ha, cao hơn năm 2023 là 0,33 tạ/ha, sản lượng 58.960 tấn, tăng 0,9 nghìn tấn; trong đó, diện tích sản xuất vụ Hè Thu 6.623ha, NSBQ ước đạt 50,68tạ/ha, tương đương cùng kỳ năm trước, sản lượng sản lượng 33.565,36 tấn. (3)Cây lạc: Diện tích gieo trồng cả năm 9.500 ha/10.000 ha, NSBQ ước đạt 22,67 tạ/ha, cao hơn năm 2023 là 1,09 tạ/ha, sản lượng 21.531,25 tấn; trong đó, diện tích sản xuất vụ Hè Thu 1.723 ha, NSBQ ước đạt 21,15 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước 1,08 tạ/ha, sản lượng 3.644,15 tấn. (4) Mè: Diện tích sản xuất 1.758 ha/2.000 ha KH, NSBQ ước đạt 10,81 tạ/ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,37 tạ/ha (NS vụ Hè Thu 2023 là 11,18 tạ/ha), sản lượng 1.900,4 tấn.(5) Rau các loại: Diện tích gieo trồng cả năm 13.755 ha, NSBQ ước đạt 235,48 tạ/ha, tương đương năm 2024, sản lượng 323.899 tấn; trong đó, diện tích sản xuất vụ Hè Thu 6.221ha, NSBQ ước đạt 227,08 tạ/ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 3,88 tạ/ha, sản lượng 141.266,5 tấn.(6)Đậu hạt các loại: Diện tích gieo trồng cả năm 5.040 ha, NSBQ ước đạt 22,37 tạ/ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 1,33 tạ/ha, sản lượng 11.272,96 tấn; trong đó, diện tích sản xuất vụ Hè Thu 2.605 ha, NSBQ ước đạt 22,71 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước 0,71 tạ/ha, sản lượng 5.915,96 tấn.(7)Khoai lang: Diện tích gieo trồng cả năm 1.900 ha/2.200 ha; đạt 86,36% KH, NSBQ ước đạt 78,03 tạ/ha, sản lượng 14.825,36 tấn. Trong đó: Diện tích sản xuất vụ Hè Thu: 814 ha, NSBQ ước đạt 75,4 tạ/ha, tương đương cùng kỳ năm trước, sản lượng 6.137,56 tấn. (8)Cây sắn: Diện tích sản xuất 8.539 ha/9.000 ha, đạt 94,88% KH, NSBQ ước đạt 167,43 tạ/ha, cao hơn so với năm 2023 là 3.97 tạ/ha, sản lượng 142.967 tấn. Trong đó: Diện tích sản xuất Vụ Hè Thu: 2.196 ha, NSBQ ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng ước đạt 35.136 tấn.(9)Đậu tương: Diện tích gieo trồng cả năm 72 ha, NSBQ ước đạt 22,64 tạ/ha, sản lượng 163 tấn. Trong đó: Diện tích sản xuất vụ Hè Thu 31,34 ha, NSBQ ước đạt 19,14 tạ/ha, sản lượng 59,99 tấn.

Về cây lâu năm, tính ổn định được duy trì, một số huyện, thị, thành phố tích cực chuyển đổi cây hằng năm sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, cây lâu năm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng diện tích cây lâu năm hiện có gần 24 nghìn ha, giảm 310 ha so với cùng kỳ năm trước, (trong đó, cây ăn quả 9,3 nghìn ha, tăng 176 ha; nhóm cây lâu năm khác tăng khoảng 7,8%; cây công nghiệp đạt 10,7 nghìn ha, giảm 547 ha; nhóm cây gia vị, dược liệu giảm khoảng 4,0%); về cây cau nhờ được mùa, được giá nên người dân đầu tư chăm bón và trồng mới… Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm: cao su đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 20 tấn so với cùng kỳ năm trước; điều đạt 310 tấn17 tấn); hồ tiêu đạt 320 tấn, tăng 38 tấn. Sản lượng một số cây ăn quả: chuối đạt 57 nghìn tấn, tăng 2,5 nghìn tấn; xoài 1,1 nghìn tấn, giảm 50 tấn; dứa 14,5 nghìn tấn, giảm 1,5 nghìn tấn; cam 01 nghìn tấn tăng
 70 tấn; mít 6,2 nghìn, tăng 316 tấn)./.

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp và PTNT
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tích cực triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào miền núi Quảng Nam - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG TÁC TẠI TỈNH SÊ KOONG NƯỚC CHDCND LÀO
Quảng Nam: Nâng cao năng lực cho thành viên Tổ Khuyến nông cộng đồng là nền tảng để phát triển một nông nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số cho nông dân
Ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch HĐTV - TGĐ Công ty TNHH Sâm Sâm: Được bầu giữ chức Chủ tịch Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo chủ chốt hợp tác xã và cán bộ khuyến nông
Tập huấn mô hình trồng cây Giổi lấy gỗ tại địa phương vùng núi cao
Đoàn viên công đoàn Trung tâm Khuyến nông tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam phát động trồng cây nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam tổ chức Trao đổi kinh nghiệm và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho Đoàn cán bộ Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Sê Kông – CHDCND Lào
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    







Liên kết Web