Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 10/05/2015 01:01 .Lượt xem: 3132 lượt.
Hiện nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nội dung quan trọng, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Quảng Nam: Trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi

    Mô hình trồng giống lạc LDH.01
    trên đất lúa chưa chủ động nước tưới.


    Vụ đông xuân 2014 – 2015, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) đã phối hợp với UBND xã Đại Cường thực hiện mô hình trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình sử dụng giống lạc LDH.01 trên diện tích đất lúa chưa chủ động được nguồn nước tưới, thủy lợi nội đồng kém phát triển, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mô hình này bước đầu đã mang lại những hiệu quả khả quan.

    Xã Đại Cường có diện tích đất lúa lớn, người dân cần cù trong lao động sản xuất, tuy nhiên, còn thiếu sáng tạo, phần lớn chưa được tiếp cận các phương thức sản xuất mới, giống mới có chất lượng tốt, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trồng trọt chủ yếu vẫn dùng giống địa phương nên chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện nói chung, xã Đại Cường nói riêng áp dụng các phương thức canh tác mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, canh tác các loại giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao luôn được Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Đại Lộc xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

         LDH.01 là giống lạc mới, bên cạnh cho năng suất, chất lượng cao còn có tác dụng cải tạo đất (tạo độ xốp, tăng lượng đạm trong đất sau canh tác). Mô hình trồng lạc giống mới LDH.01 trên đất lúa chuyển đổi được triển khai tại xã Đại Cường vụ đông xuân 2014 – 2015 với 50 hộ tham gia trồng, tổng diện tích 4ha. Tham gia mô hình, các hộ dân được Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm hỗ trợ 100% lạc giống, 30% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, bà con còn được cán bộ khuyến nông huyện chuyển giao kỹ thuật canh tác: kỹ thuật trồng, chăm sóc lạc trên đất lúa chuyển đổi; cách phát hiện và diệt trừ sâu bệnh trên cây lạc…

          Kết quả mô hình, 100% diện tích đất trồng lạc của các hộ tham gia mô hình cây lạc phát triển tốt, năng suất đạt 32 - 34 tạ/ha. Với giá bán lạc thương phẩm trên địa bàn là 20.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí đầu vào (trường hợp nông dân không được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ cỏ, sâu bệnh) người trồng sẽ thu lãi 34 - 36 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa trên cùng chân đất khoảng 18 triệu/ha. Theo kết quả kiểm tra của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện thì diện tích lạc mô hình có tỷ lệ quả 2 -  3 hạt đạt trên 90%, quả và hạt to, nặng hơn giống lạc sẻ địa phương.

    Ông Nguyễn Văn Tươi, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện cho biết: điểm ưu việt của giống lạc LDH.01 là sau thu hoạch có thể lựa chọn giống trồng cho vụ sau, điều này sẽ góp phần giảm chi phí và chủ động về giống cho nông dân. Ông Tươi cho biết thêm: Gống lạc LDH.01 có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 95 - 100 ngày), cây lạc khỏe, khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh cao hơn giống lạc sẻ địa phương, tỷ lệ hạt gieo nảy mầm đạt trên 95%, đậu sai quả hơn giống lạc sẻ địa phương.

           Ông Lê Văn Tho, thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, chủ một hộ tham gia mô hình trồng lạc LDH.01 trên đất lúa chuyển đổi cho biết: Quy trình kỹ thuật trồng lạc LDH.01 không khó, mức đầu tư ban đầu không cao, nhưng do đất trồng lạc là đất thịt nặng, khả năng thoát nước kém, nên để lạc đạt năng suất cao phải lên luống và có biện pháp hoàn thiện hệ thống tưới, tiêu. Cây lạc LDH.01 có sức sống mạnh mẽ, tỷ lệ quả 3 hạt cao hơn hẳn so với giống lạc địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao. 

    T.Dương

    Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Đại Lộc - Quảng Nam

    Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/
    [Trở về]
    Các tin mới hơn:
    Cây trồng cạn “bén duyên” đất lúa
    Kỹ thuật trồng Gừng trong bao
    Triển vọng từ giống lúa SV 181 trên vùng đất Quảng Nam
    Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
    Quảng Nam: Hình thành liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất thâm canh sắn bền vững trên chân đất lúa nước trời.
    Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
    Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
    Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
    Hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một số giải pháp thực hiện
    Nông sơn: Hiệu quả từ mô hình trồng lạc xen sắn trên chân đất lúa chuyển đổi.
        
    1   2   3   4  
        
    Các tin cũ hơn:
    Dưa bở trên ruộng cạn
    Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
    Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
    Trồng đậu phụng trên đất lúa
    Được mùa đậu xanh xuân hè
    Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
    Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
    Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
    Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
    Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
        
    1   2   3  
        







    Liên kết Web

    THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

    Họ và tên: Lương Thị Thủy

    Chức vụ: Giám đốc

    Số điện thoại: 0988.336.228

    Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

    Chuyên đề khuyến nông


      Lượt truy cập

      Tổng số lượt truy cập

      00007215015

      Lượt trong ngày 704
      Hôm qua: 4120
      Năm trước: 1432689
      Số người đang Online: 38
      Tổng số 7215015