Mô hình “Ứng dụng các công nghệ quản lý dinh dưỡng và nước tưới tổng hợp cho cây lạc” tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Tỉnh Bình Định có diện tích gieo trồng lạc hàng năm đạt 9.000 ha. Lạc là đối tượng cây trồng chủ lực và góp phần đáng kể trong việc nâng cao sinh kế của người nông dân ở nơi đây. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất sử dụng để sản xuất lạc là đất cát và sử dụng nguồn nước ngầm để tưới, vì vậy sản xuất lạc tại Bình Định đang đối mặt với thách thức về nguồn nước và hiệu suất sử dụng phân bón canh tác.
Cuối vụ đông xuân 2014 – 2015 vừa qua, Viện Khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung bộ đã tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình “Ứng dụng các công nghệ quản lý dinh dưỡng và nước tưới tổng hợp cho cây lạc” tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc và giảm thiểu suy thoái nguồn tài nguyên nước ngầm trên đất cát tại Bình Định nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung.
Tại hội nghị, cán bộ kỹ thuật Viện Khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung bộ đã giới thiệu về kỹ thuật sản xuất than trấu (Biochar) và kỹ thuật ứng dụng mini-pan trong sản xuất lạc. Các đại biểu đã được tận mắt nhìn thấy công cụ mini-panvà hệ thống tưới nước bằng ống thủng cho lạc ngay trên đồng ruộng.
Ông Hoàng Minh Tâm - Chủ nhiệm dự án ACIAR cho biết: Sản xuất lạc có sử dụng than trấu và phương pháp tưới mini-pan - ống thủng cho năng suất vượt trội, cụ thể năng suất tăng 6 tạ/ha so với cách làm làm truyền thống của nông dân. Việc tưới nước theo mini-pan đã giảm số lần tưới 2 lần so với tưới theo truyền thống và tiết kiệm được 1.140 m3 nước/ha, đồng thời giảm được chi phí công lao động, điện năng...
Sau đây là kỹ thuật sản xuất than trấu để bón lót và kỹ thuật sử dụng mini-pan:
* Kỹ thuật sản xuất than trấu
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu (trấu)
Bước 2: Dùng củi để nhóm lửa cháy
Bước 3: Đổ trấu xung quanh đống lửa đang cháy
Bước 4: Khi lượng trấu lúc đầu đã cháy hết ta đổ lớp trấu tiếp theo vào xung quanh
Bước 5: Trấu cháy đến đâu ta đổ trấu lớp tiếp theo đến đó cho đến khi hết trấu.
Bước 6: Khi lớp trấu cuối cùng đã cháy hết, ta tiến hành cào vun đống.
Bước 7: Dùng nước tưới xung quanh đống than trấu, tạo yếm khí để cho các lớp trấu bên trong cháy hết hoàn toàn.
Bước 8: Cào đống than trấu ra và tiến hành tưới nước đều cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.
Sản xuất than trấu sử dụng để bón lót cho lạc
Than trấu có tác dụng giữ ẩm và các chất dinh dưỡng trong đất cát, do vậy:
- Tăng khối lượng chất xanh từ 11,7 - 25,1%;
- Tăng năng suất lạc củ từ 18,6 - 24,0%;
- Tăng hiệu quả kinh tế từ 18,2 - 33,5%.
Khi làm đất lần cuối cùng, tiến hành bón lót 10 tấn than trấu/ha kết hợp với phân chuồng, vôi và phân hoá học bằng cách vãi đều trên mặt ruộng.
* Kỹ thuật sử dụng mini-pan
Bước 1: Chuẩn bị chảo: Đường kính tối thiểu 0,6 m, cao khoảng 0,3 m (có thể dùng thùng phuy cắt lấy phần đáy), 1 cây sắt nhỏ dài khoảng 0,3 m mài nhọn 1 đầu, đầu còn lại hàn gắn hai thanh sắt tạo thành chân đế để cây sắt đứng vững.
Bước 2: Dùng thước gắn vào thanh sắt, sao cho vạch số 0 của thước trùng với đầu nhọn của thanh sắt.
Bước 3: Đặt chảo giữa ruộng lạc (sau khi gieo xong), đặt thanh sắt vào giữa chảo, rồi tiến hành đổ nước vào chảo cho tới khi mực nước tới vạch số 0 thì dừng lại.
Đặt chảo mini-pan giữa ruộng lạc để theo dõi và xác định thời điểm cần tưới
Bước 4: Theo dõi định kì 1 ngày 1 lần, nếu mực nước trong chảo bốc hơi xuống tới ngưỡng tưới thì tiến hành tưới (xem ngưỡng phải tưới theo bảng sau)
Lượng nước tưới theo mini-pan tại Cát hiệp, Phù Cát, Bình Định
Lượng nước tưới
|
Mực nước tụt trên thước đo đến ngưỡng phải tưới (mm)
|
(lít/m2)
|
m3/sào
|
Mọc - phân cành
(20 ngày)
|
Phân cành -ra hoa
(25 ngày)
|
Ra hoa - hình thành quả
(45 ngày)
|
Giai đoạn chín
(25 ngày)
|
10
|
5,0
|
32
|
24
|
14
|
24
|
Với phương pháp tưới theo mini-pan ta phải áp dụng từ khi gieo lạc cho tới khi cây lạc già chín.
Phan Thanh Tâm
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Định