Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Người đăng: Trần Văn Lưu .Ngày đăng: 14/07/2015 14:52 .Lượt xem: 2765 lượt.
Năm 2015, từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp tỉnh, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư Nông Sơn triển khai mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao tại xã Quế Trung, huyện Quế Sơn với qui mô 0,6 ha gồm 15 hộ tham gia. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thực tế tại địa phương vùng trung du, miền núi Quảng Nam.

 

    Kiểm tra cá tại mô hình

          Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện và xã Quế Trung tiến hành khảo sát chọn hộ và đã chọn ra 15 hộ có đủ các điều kiện tham gia mô hình. Nhận thấy đây là mô hình có ý nghĩa rất quan trọng cho bà con vùng trung du và miền núi, nên cán bộ kỹ thuật của Trung tâm trực tiếp tập huấn kỹ thuật và thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con. 

            Sau gần 7 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình nuôi cá. Qua đó, còn góp phần thay đổi tập quán, phương thức nuôi cá của bà con trước đây chỉ thả cá mà ít đầu tư, cho ăn, chăm sóc nên hiệu quả thấp. Với mật độ cá giống được thả 3 con/m2, tổng số lượng cá giống của mô hình 18.000 con. Trong đó, cá trắm cỏ 50% (9.000 con), cá rô phi 35% (6.300 con), cá chép 15% (2.700 con). Tỷ lệ sống đạt 65%, cá đạt trọng lượng trung bình 0,5 kg/con, đối với cá trắm cỏ 0,7 kg/con, năng suất đạt 9,7 tấn/ha. Tổng sản lượng cá thu hoạch đạt 5.850 kg. Giá bán trung bình 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí thì lãi ròng bình quân cho mỗi hộ trên 7 triệu đồng.

           Tại buổi Hội thảo mô hình, ông Võ Văn Long – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư cho biết: Mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao là mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản ở các huyện trung du, miền núi Quảng Nam. Từ thành công của mô hình này, không những chuyển giao được kỹ thuật nuôi ghép các đối tượng cá nước ngọt cho bà con mà còn cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ. Góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày, đa dạng nguồn thực phẩm tại địa phương, đẩy mạnh việc phát triển nuôi cá nước ngọt, tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập từng bước cải thiện đời sống.

            Theo ông Trương Đình Huân, người trực tiếp thực hiện mô hình chia sẻ: Các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi với kết quả của mô hình từ sự hỗ trợ của cơ quan khuyến nông. Trong quá trình thực hiện mô hình, các hộ đã được tập huấn kỹ thuật rất kỹ, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiển tra thực tế, hướng dẫn đến từng ao nuôi và chia sẻ kinh nghiệm nuôi đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình đạt kết quả rất tốt. 

             Từ thành công của mô hình, trong những năm tiếp theo nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao sẽ được nhân ra diện rộng cho các địa phương thuộc trung du và miền núi tỉnh Quảng Nam. Góp phần thực hiện chủ trương giảm nghèo tạo công ăn việc làm cho người nông dân và tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới một cách bền vững.

    Trần Văn Lưu

    Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư Nông Sơn

    Nguồn tin: Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư Nông Sơn
    [Trở về]
    Các tin mới hơn:
    Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
    Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
    Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    Hầm bảo quản hải sản bằng vật liệu PU: Nâng cao giá trị sau thu hoạch
    Kết quả bước đầu mô hình nuôi thủy sản vùng triều an toàn dịch bệnh và môi trường (Nuôi tôm thẻ chân trắng - cá đối mục).
    Các mô hình khuyến ngư đem lại hiệu quả
    Mô hình nuôi thủy sản vùng triều an toàn dịch bệnh và môi trường cần được nhân rộng
    Hiệu quả mô hình nuôi cua tại Núi Thành và Hội An
    Hiệu quả mô hình nuôi cá lồng tại Nông Sơn
    Nhân rộng các mô hình thủy sản hiệu quả
        
    1   2   3  
        
    Các tin cũ hơn:
    HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
    Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
    Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
    Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
    Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
    Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá






    Liên kết Web

    THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

    Họ và tên: Lương Thị Thủy

    Chức vụ: Giám đốc

    Số điện thoại: 0988.336.228

    Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

    Chuyên đề khuyến nông


      Lượt truy cập

      Tổng số lượt truy cập

      00006837377

      Lượt trong ngày 1895
      Hôm qua: 4504
      Năm trước: 1432689
      Số người đang Online: 61
      Tổng số 6837377