Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Triển vọng từ giống lúa SV 181 trên vùng đất Quảng Nam
Người đăng: KS. Nguyễn Ngọc Hoàng Sương .Ngày đăng: 17/08/2015 14:45 .Lượt xem: 2345 lượt.
Ngày 13/8/2015 tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp số 1 Tam Thành(xã Tam Thành, huyện Phú Ninh), Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đánh giá các giống lúa mới triển vọng để đưa vào sản xuất.

    

            
                            Ảnh: Giống lúa SV181 tại Tam Thành - Phú Ninh

    Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Tân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh; Đại diện Phòng Kỹ thuật của Sở Nông nghiệp &PTNT và ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó tổng Giám đốc (kiêm Giám đốc) Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình. Ngoài ra, còn có sự tham gia của lãnh đạo các phòng nông nghiệp các huyện; đông đảo nông dân HTX Tam Thành 1 nơi tham gia khảo nghiệm giống lúa SV181 và nông dân các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn...

    Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác dẫn nhập, khảo nghiệm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, từ vụ đông xuân 2012-2013 đến nay, công ty Giống Quảng Bình đã tiến hành khảo nghiệm giống lúa SV181 trên nhiều địa phương tỉnh Quảng Nam như: Tiên Phước, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Nông Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và Phú Ninh. Qua quá trình khảo nghiệm ở nhiều địa phương, nhiều vụ cho thấy SV181 tỏ ra thích nghi với điều kiện sản xuất tại Quảng Nam.

    Ông Nguyễn Tâm, nông dân huyện Duy Xuyên, tham quan cánh đồng đánh giá: Đây là giống lúa thuần có tiềm năng cho năng suất rất là cao, nhất là trong vụ hè thu nếu thích ứng tốt thì khó có giống nào qua được SV181- Ông Tâm nói.

    Theo anh Hùng (thôn khánh Mỹ, Tam Thành 1), người tham gia sản xuất thử giống lúa SV181, thì đây là giống rất thích hợp canh tác 2 vụ cho vùng đất ở đây, sâu bệnh ít, hạt to, chắc mẩy. Vụ Đông Xuân vừa rồi do mới bắt đầu trồng thử nghiệm nên năng suất khoảng 250 – 300kg khô/sào, vụ này ước đạt trên 300kg/sào vì đã nắm bắt được kỹ thuật thâm canh giống lúa SV 181 này.  

    Chị Võ Thị Hoàng (thôn Khánh Mỹ, xã Tam Thành 1), người tham gia sản xuất thử giống lúa SV181 trên cánh đồng Cây Me cho biết, gia đình chị và những hộ cùng tham gia thử nghiệm rất phấn khởi với giống SV181, năng suất giống SV181 cao hơn hẳn so với giống khang dân và Xi 23, đặc biệt giống lúa này phù hợp cho cả 2 vụ/năm.

    Đại diện cho nông dân xã Tam Thành 1, ông Hùng cho biết, nếu giống SV181 không còn nằm trong diện khảo nghiệm trợ cấp giống cho bà con, thì chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng giống lúa này. Ông Hùng nói: “Địa phương từng sử dụng nhiều giống lúa nhưng đa số chỉ thích hợp 1 vụ như Xi23 vào Hè Thu, khang dân18 ở vụ Đông Xuân. Còn giống lúa SV181 canh tác được cả 2 vụ, lại có năng suất cao, nên sẽ là sự lựa chọn của chúng tôi trong thời gian tới”.

    Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Tân – Chi cục trưởng Chi cục BVTV (Đại diện cho Sở NN&PTNT) đánh giá: SV181 là một trong những giống có tiềm năng về năng suất, chất lượng tốt, hạt mẩy, ít bạc bụng và có mùi thơm nhẹ, ít sâu bệnh hại. Công ty cần tiến hành khảo nghiệm thêm trong một thời gian nữa, để theo dõi đánh giá kết quả chính xác nhất, trước khi Sở NN&PTNTquyết định đưa SV 181 vào cơ cấu sản xuất tại Quảng Nam.

Hoàng Sương
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
Quảng Nam: Hình thành liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất thâm canh sắn bền vững trên chân đất lúa nước trời.
Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
Hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một số giải pháp thực hiện
Nông sơn: Hiệu quả từ mô hình trồng lạc xen sắn trên chân đất lúa chuyển đổi.
Điện Bàn: Kết quả đạt được từ mô hình " Sản xuất và tiêu thụ Măng tây xanh an toàn"
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi tại Duy Sơn, huyện Duy Xuyên
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai biến đổi gen C.P.501S tại xã Điện Trung, Điện Bàn
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004919213

    Lượt trong ngày
    1732
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    4919213