Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Hình thành liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất thâm canh sắn bền vững trên chân đất lúa nước trời.
Người đăng: Nguyễn Ngọc Hoàng Sương .Ngày đăng: 12/11/2015 15:38 .Lượt xem: 16045 lượt.
Liên kết “4 nhà” gồm nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những xu hướng tất yếu hiện nay, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất và giải quyết tốt đầu ra cho nông sản, đáp ứng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam theo hướng “Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Trong điều kiện hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải lấy giá trị và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phấn đấu. Đồng thời phải gắn với mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn là cần thiết. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích ở những chân ruộng không chủ động nước tưới đã trở thành nhu cầu cấp bách ở các xã vùng trung du của huyện Quế Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Sắn là một trong những loại cây trồng chuyển đổi tương đối hiệu quả trên chân đất lúa nước trời, lúa 1 vụ, kém hiệu quả, phụ thuộc. Năm 2015 toàn huyện có 2.559 ha trồng sắn, trong đó 1.242 ha sản xuất hoàn toàn trên chân đất không chủ động nước tưới, chủ yếu là nước trời, kém hiệu quả, nếu gặp thời tiết nắng hạn khắc nghiệt thì phần diện tích này có thể bị bỏ hoang.

Xuất phát từ thực trạng trên, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) Quảng Nam đã phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến Lâm huyện Quế Sơn xây dựng mô hình trình diễn "Trồng thâm canh sắn trên chân đất lúa nước trời" với tổng diện tích 16 ha, Trung tâm hỗ trợ 100% hom giống sắn và 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật .... ngoài ra, bà con nông dân tham gia mô hình còn được tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ. Tổng kinh phí xây dựng mô hình 88 triệu đồng/ 16 ha. 

Mô hình trình diễn “Trồng sắn thâm canh bền vững trên chân đất lúa nước trời”…

Đến nay mô hình đã cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất củ tươi đạt Năng suất sắn tươi bình quân đạt 360 tạ/ ha, thu nhập trung bình đạt 27 – 30 triệu đồng/ ha, chênh lệch so với sản xuất lúa, mè trên cùng chân đất 2,5 – 3 lần (khoản trên 15 - 20 triệu đồng/ ha). Lãi ròng chênh lệch gấp 2,7 – 3 lần so với sản xuất lúa, mè trên cùng chân đất. Mô hình đã kêu gọi được Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá 1.300 đ/ kg sắn tươi, tổng doanh thu đạt trên 700 triệu đồng/ 16 ha.

Đại diện cho 81 hộ tham gia mô hình trình diễn (tại thôn 1, xã Phú Thọ), ông Hùng cho biết: “Giống sắn sử dụng trong mô hình là KM94, diện tích đất canh tác ở đây vài năm trở lại đây do nắng hạn nên hầu như bị bỏ hoang. Khi tham gia mô hình này, tôi và bà con tham gia mô hình vô cùng phấn khởi vì không những được hỗ trợ về chi phí sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) mà còn được hướng dẫn hết sức kỹ càng về kỹ thuật trồng sắn thâm canh bền vững. Vụ năm ngoái tôi có gieo thử cây mè nhưng bị mất trắng do nắng hạn gây gắt, năm nay được mùa sắn bà con ai cũng phấn khởi và sẽ tiếp tục đầu tư trồng sắn trong những vụ tiếp theo dù cho nhà nước không còn đầu tư, tại đây có nhà máy sắn nên người dân chúng tôi cũng phần nào yên tâm cho đầu ra sản phẩm”.

Ông Hồ Đắc Tuyên - Trưởng phòng tổng hợp Công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam cho hay: "điểm thuận lợi của huyện Quế Sơn là công ty hoạt động trên địa bàn huyện, công suất hoạt động của nhà máy 600 tấn/ngày, công ty luôn không đủ nguồn nguyên liệu đầu vào nên phải nhập nguyên liệu từ những vùng khác đến. Việc quy hoạch, liên kết những vùng sản xuất sắn tập trung sẽ là một trong những lợi thế của địa bàn huyện Quế Sơn trong việc phát triển cây sắn làm nguyên liệu tạo chuỗi giá trị trong  sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trên đơn vị diện tích" - Ông Tuyên nói.

Còn ông Đặng Phước Dũng - Phó phòng kỹ thuật Trung tâm KN - KN Quảng Nam thì cho biết cây sắn là cây trồng phù hợp với vùng đất này ở Quế Sơn trong chuyển đổi từ trồng cây lúa kém hiệu quả, chủ yếu dựa vào nước trời. Việc quy hoạch cánh đồng tập trung tạo thành vùng nguyên liệu hàng hóa, tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi cho việc liên kết giữa Doanh nghiệp và người dân. Để Tạo cơ hội hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, cần phải thành lập tổ hợp tác sản xuất, nhóm hộ sản xuất, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người nông dân và doanh nghiệp, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hành giá cả, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất sắn bền vững. 

Ông Nguyễn Quốc Hứa - Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Quế Sơn nhận định, tại huyện Quế Sơn có tới 2 công ty chế biến tinh bột sắn là một trong những lợi thế cho bà con nông dân trồng sắn, thực hiện việc liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp là việc cần thiết và có thể thực hiện thành công tại đây.

Nguyễn Ngọc Hoàng Sương

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
Hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một số giải pháp thực hiện
Nông sơn: Hiệu quả từ mô hình trồng lạc xen sắn trên chân đất lúa chuyển đổi.
Điện Bàn: Kết quả đạt được từ mô hình " Sản xuất và tiêu thụ Măng tây xanh an toàn"
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi tại Duy Sơn, huyện Duy Xuyên
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai biến đổi gen C.P.501S tại xã Điện Trung, Điện Bàn
Hội thảo đầu bờ Giống lúa thuần cao sản DT45
Núi Thành: Hiệu quả Mô hình Trồng nấm cải tạo vườn tạp tại xã Tam Sơn
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004919427

    Lượt trong ngày
    1946
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    4919427