C. TỈA THƯA
1. Mục đích:
- Tạo cho rừng trồng có nhiều khoảng không gian dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.
- Loại bỏ những cây có kiểu hình xấu, không đáp ứng được mục đích kinh doanh.
- Rừng trồng sau tỉa thưa với cường độ tỉa thưa hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cây trồng đạt kích thước thân cây và năng suất của rừng trồng đạt cao nhất.
2. Nội dung:
- Kinh doanh gỗ xẻ phải chú trọng công tác tỉa thưa rừng, năm thứ 4 bắt đầu tỉa thưa, để lại mật độ hợp lý trong khoảng 600 - 800cây/ha giúp cây có đủ điều kiện để phát triển đường kính đáp ứng tiêu chuẩn gỗ xẻ.
- Công tác tỉa thưa rừng được tiến hành như sau: lựa chọn những cây gỗ sinh trưởng kém, công queo tiến hành loại bỏ, nhưng phải chú ý để lại sự phân bố cây đồng đều, tránh loại bỏ nhiều cây tại một vị trí.
- Sau khi tỉa thưa, lấy toàn bộ sản phẩm tỉa thưa ra khỏi rừng, cành nhánh và lá để lại trong rừng để hoàn trả các chất dinh dưỡng cho đất.
3. Kỹ thuật tỉa thưa:
- Lựa chọn các cây đang cạnh tranh, lấn át cây trồng chính, cây bị sâu bệnh để tỉa chọn.
- Xác định hướng đổ sao cho không làm hư hại hoặc chỉ hư hại rất ít đến những cây đã chọn giữ lại.
+ Đối với cây nhỏ dùng cưa máy loại nhỏ, cưa vòng hoặc dao rựa để chặt hạ những cây được đánh dấu bài chặt.
+ Đối với những cây to, thực hiện kỹ thuật “mở miệng, cắt gáy” để kiểm soát hướng đổ tốt hơn)
+ Cắt càng sát gốc càng tốt, chiều cao gốc cắt < 50% đường kính gốc cây
+ Sau khi tỉa thưa, băm nhỏ cành nhánh và dồn thành đống trong rừng trồng để hạn chế rủi ro gây cháy rừng.
Với các kỹ thuật cơ bản trong thực hiện trồng rừng kinh doanh gỗ xẻ, nếu được thực hiện đảm bảo thì với chu kỳ kinh doanh từ 10 đến 12 năm bà con nông dân có thể thu hoạch sản phẩm gỗ xẻ đạt chất lượng cao với hiệu quả tăng từ 2 đến 3 lần./.