Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm sú – cá đối mục
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 28/09/2017 09:45 .Lượt xem: 2624 lượt.
Vào ngày 19/9 vừa qua, tại Núi Thành đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình và để bà con nông dân nuôi trồng thủy sản tham quan học tập, nhân rộng mô hình trong thời gian đến. Trước đó, vào ngày 08/9 tại Thăng Bình cũng đã tổ chức hội thảo mô hình.
                                                            Sản phẩm cá đối thu hoạch

Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi thủy sản vùng triều ổn định và bền vững, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện mô hình “Nuôi ghép tôm sú - cá đối mục” tại huyện Núi Thành và Thăng Bình, với diện tích 1,9 ha/9 hộ tham gia.

Mô hình tuy được triển khai thực hiện lần đầu tiên tại các địa phương, nhưng kết quả đạt được khá khả quan, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Với mật độ giống thả: Tôm sú 12 con Post 15/m2, cá đối mục 1 con/m2, sau thời gian 5 - 6 tháng nuôi, đạt kết quả như sau: Đối với tôm sú: Tỷ lệ sống 30 - 40%, trọng lượng đạt 30 - 50 con/kg, năng suất: 1,0 tấn/ha. Cá đối mục: Tỷ lệ sống trung bình 60%, trọng lượng đạt 350 – 400 g/con, năng suất: 2,4 tấn/ha; thu lãi từ 100 - 130 triệu đồng/ha.

Tại hội thảo, các hộ tham gia mô hình và bà con nông dân đều cho rằng: Mô hình nuôi ghép tôm sú – cá đối mục bước đầu phù hợp với điều kiện nuôi tại vùng triều, cá đối mục thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt. Có thể nuôi ghép tôm sú với cá đối mục trong những ao nuôi nước lợ ở vùng triều, nhất là những ao nuôi tôm thường xuyên bị dịch bệnh. Các địa phương có diện tích mặt n­ước lợ với độ mặn > 50/00  đều có thể thực hiện được mô hình này. Giá trị kinh tế của cá đối lớn hơn so với các loại cá khác như cá chẽm, cá măng và việc tiêu thụ cá thương phẩm có thể hoàn toàn được chủ động.
     Nhìn chung, mô hình nuôi ghép tôm sú ­- cá đối mục là mô hình mới theo hướng an toàn dịch bệnh và môi trường; góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ cá thương phẩm tương đối thuận lợi, cá nuôi được thị trường ưa chuộng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất. Vì vậy, mô hình nuôi ghép tôm sú và cá đối mục là rất cần thiết, có khả năng được tiếp tục phát triển nhân rộng trong những năm đến cho các địa phương trong tỉnh.

Ông Trần Văn Vui – chủ hộ thực hiện mô hình tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành còn chia sẻ thêm kinh nghiệm nhằm khắc phục một số hạn chế của mô hình. Đó là mật độ giống thả có thể thưa hơn, thả nuôi cá sớm hơn từ đầu năm và kéo dài thời gian nuôi (vì cá đối lớn nhanh từ tháng thứ 6 - 7 trở đi) để cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,5 kg/con trở lên mới xuất bán thì sẽ tăng giá trị, giúp tăng hiệu quả kinh tế. Trong quá trình nuôi muốn tăng tỷ lệ sống của tôm, cá đối và ít cạnh tranh thức ăn với nhau, thì tốt nhất bà con nông dân nên có ao ương nuôi riêng, sau thời gian khoảng từ 1 tháng mới thả các đối tượng vào nuôi chung. Việc đầu tư thức ăn đối với tôm, cá phải đầy đủ, việc sử dụng cho ăn đúng cách và kiểm soát, quản lý thức ăn thật chặt chẽ để hạn chế cá dành ăn thức ăn của tôm, làm tăng chi phí.

Nhiều ý kiến của đại biểu và bà con đề nghị: Trung tâm Khuyến nông tỉnh, UBND các huyện cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí để thực hiện mô hình Nuôi ghép tôm sú - cá đối mục hoặc nuôi xen ghép tôm với một số loài cá khác hoặc chuyển đổi các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở vùng triều tại các địa phương trong những năm tới, để có cơ sở hoàn chỉnh và đưa ra quy trình nuôi ghép phù hợp, đem lại hiệu quả. Các Trạm Khuyến nông và địa phương quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể để nhân rộng các mô hình này. Bà con nông dân cần mạnh dạn đầu tư nuôi luân canh, xen ghép các đối tượng mới như: Cá đối mục, cá măng, cá dìa, cua xanh,... với tôm để tạo sản phẩm nuôi đa dạng, có chất lượng và giá trị; định hướng và gắn kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm, để nghề nuôi thủy sản vùng triều phát triển có hiệu quả, mang tính ổn định trong thời gian đến.


Nguồn tin: Trung tâm KN Q.Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện ở Quảng Nam
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
Hiệu quả mô hình nuôi cá Diêu hồng, rô phi bằng lồng trên hồ thủy điện Sông Bung 4
Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá Rô phi tại xã kết nghĩa Phước Kim
Hiệu quả mô hình nuôi cá Thát lát cườm lồng bè trên hồ thủy lợi, thủy điện
Đẩy mạnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa theo hướng đa dạng các đối tượng mới và gắn với tiêu thụ sản phẩm
Triển khai dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông trung ương năm 2019
Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006837747

    Lượt trong ngày 2265
    Hôm qua: 4504
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 84
    Tổng số 6837747