Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam tăng trưởng mạnh
Người đăng: Võ Văn Nghi .Ngày đăng: 20/10/2017 09:14 .Lượt xem: 1455 lượt.
Ngành gỗ Việt Nam kỳ vọng năm 2017 xuất khẩu khoảng 8 tỉ USD, phấn đấu đến năm 2025 nâng lên 20 tỉ USD.Vì vậy nhu cầu gỗ nguyên liệu là rất lớn và đòi hỏi ngành gỗ không ngừng đổi mới sáng tạo.

   Để đạt kim ngạch này, doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trong nước phải làm gì, trong khi chi phí lao động ngày càng đắt, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Đó là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo "Công nghệ số và tự động hóa trong ngành chế biến gỗ" do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) tổ chức ngày 19-10 ở TP HCM.

Ngành gỗ đầu tư mạnh cho thiết kế, công nghệ - Ảnh 1.

Doanh nghiệp trong nước đầu tư ngày càng nhiều cho công nghệ sản xuất đồ gỗ

Theo HAWA, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, từ năm 2009 đến nay bình quân tăng 15%/năm. Việt Nam hiện đứng thứ năm trên thế giới, thứ hai châu Á và đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ và nội thất. Các thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ (39%), Trung Quốc (15%), Nhật Bản (14%) và EU (14%). Năm 2016 xuất khẩu đạt khoảng 7 tỉ USD, dự kiến sẽ đạt 8 tỉ USD trong năm nay và trên 10 tỉ USD vào năm 2020. Sự tăng trưởng này đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nguyên liệu phù hợp với các quy định quốc tế về quản lý rừng. Năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 tỉ USD nguyên liệu gỗ để bổ sung cho nhu cầu sản xuất.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch HAWA, nhìn nhận ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng ổn định nhưng cũng phải đối đầu với thách thức, cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, DN đang đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Trước đây, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% trong xuất khẩu gỗ thì năm qua giảm còn 47,6%.
Ở Quảng Nam, hiện có trên 250.000 ha rừng trồng, trong đó có trên 80% diện tích trồng các loài keo (keo tai tượng, keo lưỡi liềm, keo lai...) và chủ yếu trồng chu kỳ 4-5 năm bán gỗ dăm. Trong khi, tỉnh có trên 15 doanh nghiệp chế biến gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ xuất khẩu là rất lớn và cấp thiết. Vì vậy Quảng Nam cần tăng nhanh diện tích sản xuất rừng gỗ lớn, mô hình khuyến nông đã thực hiện thành công là trồng keo lai nuôi cấy mô, keo tại tượng Úc, trồng mật động 2.000 cây/ha, sau 4-5 năm tỉa thưa để khoản 800 cây/ha, 10 -12 năm thu hoạch gỗ lớn; thu nhập trung bình trên 250 triệu đồng/ha; gấp 4 -4,5 lần trồng rừng gỗ dăm như hiện nay. các địa phương cần nhân rộng mô hình này, đồng thời các doanh nghiệp cần liên kết với các nhòm hộ, hướng dẫn kỹ thuật, cấp chứng chỉ rừng FSC để tăng giá trị rừng trồng, đồng thời tăng giá trị, cơ hội của sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Nguồn tin: Theo www.nld.com.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Trồng xen nghệ dưới tán rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng
Cây giống Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn
Phát triển kinh tế vườn nhà là hướng đi lâu dài bền vững tại huyện Tiên Phước
Ban vận động Hội Chủ rừng phát triển bền vững Quảng Nam
Trồng mây nước cho hiệu quả kinh tế rất cao
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng mây nước dưới tán rừng
Hội thảo tổng kết Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai nuôi cấy mô năm 2018
Quảng Nam khuyến khích trồng rừng gỗ lớn theo chuẩn quốc tế FSC
Thôn Đại Bình xã Quế Trung: Phát triển kinh tế vườn làm khâu đột phá
Tiên Phước: Hội nghị, tổng kết mô hình trồng rừng thâm canh mây nước dưới tán rừng
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người
Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750286

    Lượt trong ngày 2006
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 140
    Tổng số 6750286