Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện chuỗi và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2017
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 18/01/2018 10:38 .Lượt xem: 1556 lượt.
Ngày 17 tháng 01 năm 2018; UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai thực hiện việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ các chuỗi sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2017.
      Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; tham gia hội nghị có Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Y tế; Đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp & PTNT/ Kinh tế, các Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp các huyện; Lãnh đạo các xã và đại diện các cơ sở tham gia sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản an toàn trên địa bàn tỉnh. Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Đà Nẵng; các phòng ban quản lý an toàn thực phẩm của thành phố. Về đưa tin với hội nghị có Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam, báo Quảng Nam.
      Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam, năm 2017, tỉnh tiếp tục triển khai Quyết định số 4294/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 Phê duyệt Phương án thực hiện thí điểm 06 chuỗi cung cấp thực phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà, rau, tôm, nước mắm an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 về việc Phê duyệt điều chỉnh bổ sung Phương án thực hiện thí điểm chuỗi cung cấp thực phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà, rau, tôm, nước mắm an toàn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí: 1.514.500.000 đồng, nhằm cung ứng một phần thực phẩm nông sản an toàn "từ sản xuất đến bàn ăn" và quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
      * Đối với chuỗi cung ứng thịt lợn an toàn
       Năm 2016, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (CCQLCLNLS&TS) triển khai mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn an toàn tại huyện Thăng Bình với sự tham gia của 17 hộ và 01 cơ sở giết mổ kinh doanh. Năm 2017, Chi cục cùng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục hỗ trợ duy trì mô hình chuỗi thịt lợn tại huyện Thăng Bình và nhân rộng mô hình cung ứng chuỗi thịt lợn an toàn tại thành phố Tam Kỳ cho 7 hộ tham gia với tổng kinh phí 517.370.000 đồng.
       * Đối với Chuỗi cung ứng sản phẩm thịt gà an toàn
         Chi cục Chăn nuôi & Thú y chịu trách nhiệm thực hiện triển khai tại Tổ hợp tác chăn nuôi gà ta Mười Tín, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, có quy mô 20.000 con (hiện diện thường xuyên) với 06 hộ chăn nuôi tham gia.
      * Đối với Chuỗi cung ứng sản phẩm trứng gà an toàn
        Chi cục Chăn nuôi & Thú y thực hiện, được triển khai tại Trại gà Văn Học, xã Tam An, huyện Phú Ninh, tổng đàn thường xuyên có tại trại: 18.000 con gà đẻ, sản lượng trứng gà ước tính khoảng: 450.000 quả/tháng. Với tổng kinh phí 438.280.000 đồng
      * Đối với Chuỗi cung ứng sản phẩm tôm an toàn
        Chi cục Thủy sản chịu trách nhiệm triển khai mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm tôm an toàn tại Thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành với diện tích 02 ha, sản lượng ước tính khoảng 15-20 tấn/vụ nuôi ( năm có 03 vụ ) với tổng kinh phí thực hiện 124.500.000 đồng.
       * Đối với Chuỗi cung ứng sản phẩm nước mắm an toàn
         Chi cục QLCL NLS & TS tổ chức triển khai, thực hiện mô hình chuỗi cung ứng nước mắm an toàn tại Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình. Sau hơn 10 tháng triển khai xây dựng chuỗi thí điểm sản xuất và tiêu thụ nước mắm an toàn tại Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa khe, đến nay đã sản xuất được 400.000 lít nước mắm có hương vị thơm ngon theo qui trình truyền thống và đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:2003 – Nước mắm và Qui chuẩn Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT – Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và đã xây dựng được 05 điểm bán hàng. Tổng kinh phí hỗ trợ mô hình chuỗi nước mắm: 229.000.000 đồng
        * Đối với Chuỗi cung ứng rau an toàn
          Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm triển khai thực hiện mô hình chuỗi rau an toàn tại Vùng rau Mỹ Hưng (Thôn Mỹ Hưng, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) có diện tích 11 ha, với sự tham gia sản xuất của 23 hộ, ước tính sản lượng rau cung cấp ra thị trường gần 900 tấn/năm. Tổng kinh phí hỗ trợ là: 205.350.000 đồng.
          Bên cạnh xây dựng và triển khai được 6 chuỗi sản xuất như trên, năm 2017, Tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Đà Nẵng đã xây dựng chương trình hợp tác về sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn. Cụ thể UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã ký kết Biên bản làm việc về hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn; Đã tổ chức Hội nghị tạo sự gặp gỡ và ký kết bản thỏa thuận hợp tác giữa các Doanh nghiệp của Đà Nẵng và các cơ sở tham gia cung ứng chuỗi sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Quảng Nam; Các Doanh nghiệp tham gia chuỗi của tỉnh Quảng Nam được tạo điều kiện thuận lợi ( tư vấn, hỗ trợ thủ tục hành chính) khi mở cửa hàng kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng.
          Tại buổi hội nghị, các đại biểu cũng đã nêu lên những thực trạng khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ các chuỗi sản phẩm nông sản an toàn và thảo luận một số giải pháp để tháo gỡ, thực hiện trong thời gian sắp tới, trong đó tập trung:
- Thiếu nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các hợp tác xã chủ động tiếp cận nguồn vốn vay qua quỹ Phát triển Hợp tác xã với hạn mức vay tối đa 5 tỷ đồng.
- Thiếu đất mở rộng quy mô chăn nuôi, chính quyền địa phương (phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên – môi trường huyện) tích cực hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi vào các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung của huyện, tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi có nhu cầu mở rộng quy mô và đầu tư tự động hóa.
 - Công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới cần được tăng cường.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ chung cho các chuỗi gồm các hạng mục như: Chi phí đảm bảo môi trường, chí phí áp dụng Khoa học công nghệ có tự động hóa, chi phí vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi phí truy xuất nguồn gốc, chi phí hỗ trợ về thị trường.
 - Năm 2018 cần xây dựng các chuỗi theo cả chiều sâu và chiều rộng, mở rộng thêm một số chuỗi như chuỗi dầu phộng (dầu lạc), chuỗi thịt bò, chuỗi cá …
- Cần tạo nên một đội ngũ cán bộ chuyên về quy trình sản xuất an toàn để hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
 - Về thị trường đầu ra cho sản phẩm sản xuất theo chuỗi an toàn, cần phân cấp các chợ cấp 1, cấp 2 và cấp 3, có sự ưu tiên để đặt các điểm bán hàng nông sản an toàn.
- Đối với làng nghề nước mắm truyền thống, cần lưu ý nguồn gốc của nguồn cá đưa vào chế biến nước mắm, thu mua của các tàu cá có nhật ký ghi chép đánh bắt.
- Về đối tượng thụ hưởng: Bên cạnh sản xuất và cung ứng sản phẩm nông sản an toàn cho thị trường cả nước, cần tạo điều kiện để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng được tiêu dùng các sản phẩm nông sản an toàn.
- Chủ động tổ chức các hoạt động liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thông qua tuyên truyền, hội chợ giao lưu …/.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát Dự án CAL-2
Lời chúc Tết Mậu Tuất -2018 của Ban biên tập
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đại Hội Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Nam thành công tốt đẹp
UBND tỉnh Quảng Nam ký kết hợp tác với Tổ chức AGRITERRA và DGRV
Định hướng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cho huyện Thăng Bình
Hiệp định CPTPP chính thức được ký kết
Cần đẩy nhanh tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển sản xuất
Liên kết sản xuất theo chuỗi ;
Chủ động phòng chống bệnh lỡ mồm long móng trên trâu, bò
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006755539

    Lượt trong ngày 3597
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 99
    Tổng số 6755539