Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Cây giống Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 19/01/2018 09:56 .Lượt xem: 2711 lượt.
Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã đặt ra mục tiêu thời gian tới phải nâng cao giá trị sản xuất và từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Ông Lê Minh Hưng - PGĐ Sở NN & PTNT đi kiểm tra mô hình trồng rừng gỗ lớn

Trong bối cảnh khả năng cung cấp gỗ xẻ từ rừng tự nhiên đã cạn kiệt, nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ nhập thì trồng rừng gỗ lớn thay thế là một giải pháp quan trọng đang được ngành lâm nghiệp tập trung đẩy mạnh.

Những năm gần đây ngành lâm nghiệp gần như là sự thống trị của các loài keo do có ưu điểm sinh trưởng nhanh, dễ gây trồng và đang được khuyến khích chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, phần lớn gỗ rừng trồng các loài keo tai tượng, keo lai hiện nay có phẩm chất kém, thường chỉ đáp ứng các yêu cầu sản phẩm đồ gỗ chất lượng thấp.

Trong khi đó, keo lá tràm được đánh giá có tính chất gỗ vượt trội so với các loài keo tai tượng, keo lai lại rất được ưa chuộng để đóng đồ mộc và làm gỗ xây dựng nên triển vọng để trồng rừng gỗ lớn đang vô cùng tiềm năng.

Trước đây, keo lá tràm trồng từ hạt thường được đánh giá là sinh trưởng chậm, hình thân xấu. Nhưng hiện nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tuyển chọn được nhiều dòng keo lá tràm có khả năng sinh trưởng rất nhanh, xấp xỉ với tốc độ sinh trưởng của keo tai tượng và keo lai, có khả năng tỉa cành tự nhiên tốt nên thân rất thẳng, ít mấu mắt, khuyết tật.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng khảo nghiệm thành công keo lá tràm giống mới ở các vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước), Nam Trung Bộ (Bình Định) và Bắc Trung Bộ (Quảng Trị). Mặc dù chưa được khuyến cáo trồng ở các tỉnh phía Bắc, nhưng Viện cũng đã trồng khảo nghiệm ở Thanh Hóa và Quảng Ninh kết quả cho thấy ở tuổi 2 cây sinh trưởng tốt.

Theo ông Trần Lâm Đồng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực tế tại rừng keo lá tràm giống mới ở Vân Canh, Bình Định với mật độ 2.000 cây/ha rừng keo 5 tuổi đã có đường kính trung bình 11,3cm, chiều cao 15,2m, năng suất bình quân đạt 21,8m3/ha/năm. Rừng trồng keo lá tràm 6 tuổi tại Bình Phước với mật độ 1.660 cây/ha có đường kính bình quân 13,2cm, chiều cao 17,1m và năng suất đạt 28,3m3/ha/năm. Hơn nữa, keo lá tràm có khả năng kháng bệnh tốt hơn nhiều so với keo tai tượng và keo lai nên tỷ lệ chết, hoặc khuyết tật gỗ hầu như không có.

Ông Trần Lâm Đồng chia sẻ, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo lá tràm cũng tương tự như trồng rừng keo tại tượng và keo lai. Mật độ trồng rừng khoảng 1.660 cây/ha. Khi trồng có thể bón lót mỗi cây 100 - 200g phân NPK 5:10:3 và 300g lân. Trên lập địa xấu có thể bón thêm 500g phân hữu cơ vi sinh.

Hiện tại, giống keo lá tràm chủ yếu được sản xuất là giống nuôi cấy mô hoặc giâm hom. Đối với giống giâm hom, cần chú ý tỉa cành và tỉa thân chỉ để lại một thân chính trong thời gian khoảng 6 - 12 tháng sau khi trồng. Rừng trồng gỗ lớn cần được tỉa thưa để lại khoảng 1.000 cây/ha ở khoảng tuổi 4 - 5 và có thể tỉa lần 2 ở tuổi 8 - 10 để lại khoảng 700 cây/ha cho đến khi khai thác chính.

Với những ưu điểm sinh trưởng nhanh, thân thẳng ít khuyết tật, tính chất gỗ tốt, dễ gây trồng, thích hợp biên độ sinh thái rộng, chịu được đất nghèo xấu, khả năng kháng bệnh tốt, có khả năng cố định đạm cải tạo đất, keo lá tràm là loài cây rất có triển vọng cho trồng rừng gỗ lớn tại Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai;

Để khuyến khích trồng rừng chu kỳ dài, có thể cần xem xét lựa chọn một số phương án, bao gồm phát triển các điểm trình diễn trồng rừng gỗ lớn. Thúc đẩy các phương án quản lý rừng trồng nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm gỗ nguyên liệu, cụ thể là xây dựng phương án kinh doanh rừng trồng đồng thời sản xuất gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ và dăm mảnh xuất khẩu;

            Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ, sâu bệnh và cháy rừng. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các bên (đặc biệt liên kết ngang giữa các hộ gia đình) tham gia chuỗi giá trị của ngành hàng gỗ rừng trồng./.


Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Phát triển kinh tế vườn nhà là hướng đi lâu dài bền vững tại huyện Tiên Phước
Ban vận động Hội Chủ rừng phát triển bền vững Quảng Nam
Trồng mây nước cho hiệu quả kinh tế rất cao
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng mây nước dưới tán rừng
Hội thảo tổng kết Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai nuôi cấy mô năm 2018
Quảng Nam khuyến khích trồng rừng gỗ lớn theo chuẩn quốc tế FSC
Thôn Đại Bình xã Quế Trung: Phát triển kinh tế vườn làm khâu đột phá
Tiên Phước: Hội nghị, tổng kết mô hình trồng rừng thâm canh mây nước dưới tán rừng
Trồng Keo lai Nuôi cấy mô theo hướng gỗ lớn tại Núi Thành
Hội thảo tổng kết mô hình: Trồng rừng thâm canh loài cây Mây nước dưới tán rừng
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người
Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750581

    Lượt trong ngày 2301
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 66
    Tổng số 6750581