Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng măng tre
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 02/03/2018 10:44 .Lượt xem: 2066 lượt.
Măng tre không chỉ có công dụng bồi bổ sức khỏe, còn là món ăn rất được ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Ở nhiều nước phương Đông, măng là một trong những loại thực phẩm thông dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày và là thực phẩm tốt giúp giảm cân cho người béo phì mà ít ai biết.

1. Lời giới thiệu:

Măng tre, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Các loại măng “Mạnh Tông”, “Lồ ô”, đặc biệt là măng “Bát Độ”, ngoài việc dùng tươi như một loại rau, còn có thể chế biến đóng hộp (măng củ, măng lát, măng sợi…) đông lạnh, sấy khô, muối chua… rất được thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… ưa thích, có nhu cầu tiêu thụ hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Tre Bát Độ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 260C, và có thể chịu nhiệt độ tối đa 34-360C; lượng mưa từ 1.400 đến 3.000mm/năm, số giờ nắng từ 1.300-1.600 giờ/năm hoặc cao hơn. Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng. Đất đồng bằng, đồi dốc, chân núi thấp đều có thể trồng được. Ưu điểm nổi bật của giống tre này là chịu hạn tốt. Sau khi trồng 2 năm thì tre cho măng; năng suất cao nhất có thể đạt 135 tấn/ha, thấp nhất là 90 tấn/ha. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 15 đến 20 năm, thời gian thu hoạch trong năm có thể kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12;

2. Tiêu chuẩn cây giống:

Cây giống tre Bát Độ và Điềm Trúc được lấy từ vườn nhân giống riêng. Mỗi hom (gốc) đem trồng để lấy măng có độ dài từ 20 - 30cm, đường kính thân 3 - 6cm, ở gốc có một ít rễ;

3. Thời vụ và mật độ trồng:

Trồng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Mật độ trồng 500 cây/ha.  Khoảng cách hàng cách hàng 5m, cây (khóm) cách cây (khóm) 4m;

4. Làm đất và đào hố trồng cây:

Tre Bát Độ và Điềm Trúc không đòi hỏi cao về đất trồng: Thích hợp nhất là đất đồng bằng, đất sum quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dày, xốp. Tre Bát Độ và Điềm Trúc chịu được hạn, nên đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 - 400m, thậm chí 500m cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc ở nơi quá cao và quá dốc. Kích thước hố trồng (dài, rộng, sâu): 70cm x 60cm x 30cm, bón lót phân chuồng hoai mục từ 15 đến 25 kg/hố. Trộn đều phân với lớp đất mặt cho xuống trước rồi lấp đầy hố theo hình mâng xôi;

5. Phân bón lót:

Bón lót khoảng 15 - 25 kg/hố phân chuồng hoai mục;

6. Kỹ thuật trồng cây:

Dùng cuốc hoặc bay moi giữa tâm hố sao cho lỗ moi to và sâu hơn gốc hom giống và đặt hom giống theo chiều nước chảy để trồng. Sau đó tưới nước vào gốc và phủ kín gốc để giữ ẩm chống khô kiệt, hạn chế cỏ dại;

7. Kỹ thuật chăm sóc cây măng:

7.1. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần;

7.2. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:

Dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre, dày 10 đến 20cm. Làm sạch cỏ và xới đất quanh gốc cho tơi xốp (2-3 lần/năm). Khi cây ra chồi măng chỉ để 2-4 chồi ở mỗi khóm (gốc). Sang năm thứ 2 chỉ để không quá 8 chồi măng ở mỗi gốc;

7.3. Kỹ thuật bón phân:

Có thể dùng tất cả các loại phân, nhưng tốt nhất vẫn là phân chuồng (20 đến 35 tấn/ha), bón vào mùa đông xuân. Các loại phân có hiệu quả nhanh như Urê, NPK, nên bón vào mùa mưa, sau khi làm cỏ, xới đất; mỗi gốc tre bón 0,1 đến 0,25kg. Không thả trâu, bò vào vườn tre lấy măng;

8. Phòng trừ sâu bệnh cho cây măng:

Không được thả trâu, bò, lợn vào rừng tre mới trồng;

+ Sâu bệnh chủ yếu là: Sâu Voi và bệnh thối măng;

Phòng trừ: Sâu Voi thường hoạt động và đẻ trứng vào lúc 9 - 12 giờ và từ 15 giờ đến tối, trong thời gian này nên bắt sâu để diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 1/500 để phun;

Bệnh thối măng: Phải dùng thuốc Promidi pha loãng 1/500 phun định kỳ 7 ngày 1 lần để phòng bệnh;

9. Kỹ thuật thu hoạch măng:

Khi măng bắt đầu nhú khỏi mặt đất. Thời kỳ đầu mùa mưa, măng mọc chậm thì 5 đến 7 ngày thu hoạch một lần; tháng 8 đến 10, măng mọc rộ, 3 đến 5 ngày thu hoạch 1 lần. Tốt nhất là thu hoạch măng vào buổi sáng. Cuốc bới đất quanh gốc rồi dùng dao cắt măng. Chú ý, khi thu hoạch măng không làm hư hại gốc tre. Làm xong vun đất lên gốc tre như cũ. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 tre phát triển rất mạnh. Thời kỳ này ta chỉ lấy măng, không để cây con. Đến năm thứ 6 thì để 3 đến 4 cây măng mới mọc, thay cho cây tre mẹ, cắt bỏ các cây mẹ già cỗi vào cuối mùa mưa. Các năm thứ 7,8 và 9 vườn tre chỉ lấy măng, đến năm thứ 10 thì để lại mỗi gốc 3 đến 4 cây con và đào bỏ gốc cây mẹ. Sau năm thứ 10, mỗi khóm tre chỉ để 8 đến 10 cây mẹ và cứ cách 4 năm thì chặt bỏ 3 đến 4 cây mẹ, để 3 đến 4 cây con mới. Đào bỏ gốc tre già thì năm nào cũng có măng thu hoạch;

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Chú trọng chất lượng giống cây lâm nghiệp
Tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn đối với loài keo lai
Kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan
Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Kỹ thuật trồng Mít Thái Lan trong vườn nhà, vườn rừng
Cách trồng và chăm sóc cây roi (mận) trong thùng xốp cho quả sai
Hiệu quả việc bảo vệ trái cây trong vườn bằng túi bọc chuyên dùng
Kỹ thuật trồng rừng ngập mặn loài cây Dừa nước
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN LOÀI CÂY MẤM TRẮNG
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751077

    Lượt trong ngày 2797
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 87
    Tổng số 6751077