Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Cần đẩy nhanh tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển sản xuất
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 13/03/2018 09:58 .Lượt xem: 1932 lượt.
Tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ XXI (2015 – 2020) đã xác định “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chuyển đổi mô hình và phương thức sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy, hải sản. Có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất hàng hóa chất lượng cao…”.

Mục tiêu của chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường. Tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

          Để cụ thể hóa chủ trương lớn này vào thực tiễn sản xuất, nhiều năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực triển khai thực hiện công tác tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Thông tin từ Hội nghị về tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp hàng hóa (do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào hồi tháng 7/2017) cho biết; những năm qua, các địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa hơn 18.110 ha đất sản xuất, giải quyết được tình trạng đất phân tán, manh mún. Riêng 9 huyện, thị, thành phố đồng bằng còn đầu tư chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi giúp người dân thuận lợi trong sản xuất, thu hoạch, nâng cao giá trị và sản lượng cây trồng, thu nhập người dân cũng tăng lên 20% so với trước đây. Từ thực tế này, tỉnh Quảng Nam tính đến xây dựng cơ chế, chính sách, đưa ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện tích tụ ruộng đất, người dân và doanh nghiệp hợp tác đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất hàng hóa.

Các hình thức tích tụ ruộng đất hiện đang phổ biến và phát huy hiệu quả (đồng thời ít có tác động tiêu cực về mặt xã hội) như trang trại gia đình, trang trại dự phần nên được khuyến khích, ưu đãi. Trong đó, đối với trang trại dự phần, doanh nghiệp thuê đất của nông dân, rồi đầu tư giống, phân bón, khuyến nông và khoán lại cho hộ nông dân sản xuất, tạo ra nông phẩm cung cấp cho nhà máy. Đây là một hình thức mà nhiều nơi đang áp dụng hiệu quả, như ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam… Ở Quảng Nam, loại hình này cũng manh nha hình thành với một số công ty, doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất rau củ quả.

Mặc dù đạt được kết quả bước đầu tích cực, song công tác tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển sản xuất hàng hóa vẫn luôn được xem là bài toán khó đối với các địa phương, vì vậy đòi hỏi có sự vào cuộc đồng bộ và nỗ lực hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Trong thời gian đến, để góp phần thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục nghiên cứu lựa chọn áp dụng các hình thức tích tụ, tập trung đất đai phù hợp với đặc điểm địa phương mình theo kinh nghiệm các tỉnh đi đầu trong phong trào này, được tổng hợp giới thiệu cụ thể như sau:

Một là, tập trung đất thông qua dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Việc chia đất của chúng ta giai đoạn trước đây dẫn đến tình trạng ruộng đất trong nông nghiệp bị manh mún, phân tán. Thực trạng này không còn phù hợp với những yêu cầu đang thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian vừa qua cũng như trong giai đoạn sắp tới, do vậy, cần phải thực hiện dồn đổi ruộng đất trong nông nghiệp.

 Dồn điền, đổi thửa là một hình thức tập trung ruộng đất trong nông nghiệp thông qua việc thực hiện quyền chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong cùng một địa bàn sản xuất từ các mảnh ruộng nằm phân tán ở các vị trí khác nhau thành các ô, thửa lớn tập trung tại một vị trí.

Đây là yêu cầu tập trung đất đai để hộ gia đình, cá nhân có được các thửa đất có quy mô diện tích lớn hơn để tổ chức sản xuất thuận lợi do có điều kiện để cơ giới hóa và thâm canh để mang lại hiệu quả.






  Dồn điền, đổi thửa để có điều kiện sản xuất cánh đồng lớn ứng dụng đồng bộ TBKT

Hai là, cho thuê đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hình thức này xuất phát từ nhu cầu giao dịch giữa người nắm quyền sử dụng đất và người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất. Thông qua hợp đồng thuê, cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thuê đất được chủ động hoàn toàn việc sản xuất, canh tác trên đất trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê đã được ký kết.

Bước đầu, hình thức doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp được địa phương đánh giá là giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, đảm bảo cho người nông dân được hưởng lợi từ cho thuê đất mà ít phải đối mặt với các rủi ro. Hình thức trả tiền thuê ruộng đất có thể theo từng vụ, từng năm hoặc cho cả thời gian thuê. Thời gian cho thuê được thỏa thuận ổn định để người thuê tính toán phương án sản xuất.

Với hình thức này, người nông dân vẫn nắm quyền sử dụng đất, có thể có thu nhập cao hơn trước đây thông qua được hưởng tiền thuê đất. Nông dân có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn cho thuê, người nông dẫn vẫn còn quyền sử dụng đất. Mô hình này khá “an toàn“ đối với người nông dân.

Hình thức này phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, gắn với đặc điểm tâm lý thận trọng của người nông dân. Tuy vậy, thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhiều hộ nông dân trong nhiều trường hợp rất khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí. Thỏa thuận vừa chậm, vừa khó thành công do thiếu lòng tin giữa bên cho thuê và đi thuê.

Để khắc phục hạn chế này, tại một số địa phương, chính quyền đã có cách làm sáng tạo khác như chính quyền địa phương đứng ra thuê của dân và cho doanh nghiệp thuê lại. Cách làm này phần nào giải quyết được bất cập trên nhưng không đảm bảo tính pháp lý do trong quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này. Hơn nữa, tính pháp lý của nguồn lực tài chính mà chính quyền địa phương dùng để trả tiền thuê đất của dân cũng chưa rõ ràng.



Tích tu đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao

Ba là, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là hình thức người nông dân chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người có nhu cầu. Về bản chất đây là việc bán đất nông nghiệp. Người nông dân sẽ không còn quyền đối với đất sau khi đã chuyển nhượng.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn theo cơ chế thị trường, cung cầu gặp nhau, thỏa thuận giá cả và các điều kiện cần thiết theo cơ chế thị trường. Hình thức này diễn ra khá sôi động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển, do đặc điểm tâm lý của dân cư địa phương.

Hình thức này có tác động rất lớn về mặt kinh tế, xã hội, tới việc đảm bảo lợi ích của người nông dân vì bản chất là người nông dân không còn đất sản xuất, không có việc làm trong nông nghiệp hoặc trở thành người làm thuê trong nông nghiệp.








  Những dự án chăn nuôi lớn, cần nhiều đất đai để bố trí khu chăn nuôi và hình thành vùng nguyên liệu TĂ chăn nuôi

Bốn là, góp quyền sử dụng đất.

Đây là hình thức tích tụ, tập trung đất đai thông qua việc những người nông dân tự nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và cùng hưởng lợi thành quả sản xuất. Cũng có thể là người nông dân góp đất, góp vốn, công sức vào hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp và được hưởng lợi nhuận theo quy chế thỏa thuận. Hình thức này có 2 dạng cơ bản:

- Người có đất liên kết, hợp tác với người sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh: Trong mô hình này, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đầu mối cung cấp vật tư, giống, khoa học công nghệ và bao tiêu đầu ra. Nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành nhóm hộ sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa…tập trung ruộng đất để tạo thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Mô hình này khá phù hợp do các bên tham gia mô hình đều có lợi ích.

- Người có đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh: Theo đó, đất đai được định giá để xác định vốn góp trong giá trị doanh nghiệp. Hình thức này chưa phát triển mạnh do nhiều khó khăn và rủi ro. Chẳng hạn, nếu quản trị doanh nghiệp không minh bạch, người nông dân hoặc không được tham gia, hoặc không có năng lực tham gia vào quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình gạt người góp đất ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tăng vốn điều lệ, người nông dân rất dễ rơi vào tình trạng mất đất. Nguy cơ phá sản, giải thể doanh nghiệp khiến nông dân không mặn mà trong việc góp vốn trong khi chưa thấy rõ lợi ích của việc góp vốn có đảm bảo duy trì được mức sống tối thiểu.
Lê Thương (tổng hợp, giới thiệu)

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Liên kết sản xuất theo chuỗi ;
Chủ động phòng chống bệnh lỡ mồm long móng trên trâu, bò
Làm chủ kỹ thuật “01 phải – 05 giảm” trên cánh đồng “ICM”
“Tôi là Nông dân 4.0”: 30 Dự án xuất sắc được chọn vào chung khảo
Núi Thành: Hội nghị sơ kết sản xuất Nông nghiệp vụ Đông Xuân 2017-2018
Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020
Du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian đến.
Nữ viên chức Trung tâm Khuyến nông với phong trào “02 giỏi”
Chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Koong (Lào) năm 2018
Chính phủ ban hành Nghị định mới về khuyến nông
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756288

    Lượt trong ngày 4346
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 89
    Tổng số 6756288