Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 16/07/2014 08:41 .Lượt xem: 2943 lượt.
Hiện nay trong sản xuất đã có nhiều mô hình cải tạo vườn tạp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/1ha/năm. Có rất nhiều kỹ thuật mới đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép áp dụng vào sản xuất như kỹ thuật trồng, kỹ thuật đốn tỉa cành tạo tán, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật ghép cải tạo... chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật mới sau:

1. Kỹ thuật đốn tỉa cành tạo hình cây ăn quả

1.1. Một số nguyên tắc về tỉa cành tạo hình cây ăn quả

- Điều tiết hình dạng, kích cỡ cây sao cho đạt hiệu suất quang hợp tối ưu, tăng số cành hữu hiệu (cành có khả năng mang quả) giảm cành vô hiệu, cành khô chết, cành sâu bệnh trong tán, dễ dàng áp dụng các biện pháp canh tác khác và thu hoạch quả.

- Điều tiết sinh trưởng cây tập trung vào các bộ phận quan trọng nhất của mỗi thời kỳ sinh trưởng nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là năng suất cao, phẩm chất tốt.

Ưu điểm của kỹ thuật tỉa cành tạo hình cây:

- Sử dụng công lao động một cách hiệu quả.

- Tạo cho tán cây phát triển đầy khoảng cách trồng sớm, hiệu suất đơn vị diện tích lá/ đơn vị diện tích đất đạt mức tối đa sớm, và kết quả là cho quả mang tính kinh tế sớm sau khi trồng.

- Cải thiện hiệu suất quang hợp của lá, tận dụng tối ưu nguồn ánh sáng, tăng năng suất/ đơn vị diện tích và tăng phẩm chất quả.

- Luôn giữ ổn định số cành có khả năng cho quả ở mức độ tối ưu/ tán lá.

- Tăng hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

1.2. Kỹ thuật tạo hình

1.2.1. Mục đích của việc tạo hình cây ăn quả

Tạo hình hay còn gọi là tạo tán là kỹ thuật rất cần thiết đối với cây ăn quả, tiến hành trong suốt cả đời sống thực vật nhưng ở giai đoạn đầu cần đặc biệt chú ý vì nó quyết định cấu trúc bộ khung tán của cây về sau.

Tạo hình là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản ( từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích:.

- Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.

- Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đỗ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.

- Tăng diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá. Duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết quả. Luôn luôn duy trì khả năng cho quả ở mức cao.

- Khống chế mối tương quan giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản, đạt được một chỉ số lá/ số trái tối ưu làm cơ sở cho việc tỉa bớt cành lá hoặc tỉa bớt trái.

1.2.2. Các bước tiến hành

Mỗi một loài, một giống cây ăn quả thậm chí một phương thức canh tác (thâm canh hay bình thường) có một cách tạo hình và tỉa cành riêng. Không có một công thức cố định nào dành riêng cho từng vườn, từng cây cụ thể.

Ở thời kỳ cây chưa mang quả, kỹ thuật tạo hình được quan tâm nhiều hơn và sự vận dụng phải rất linh hoạt, nhất là các cây có tập tính rụng lá như mận, mơ, hồng, lê. Thông thường người ta áp dụng hai kiểu tạo hình chính: Kiểu mở tâm (ở giữa thoáng) và kiểu một trục chính.

Trên một cây thường chỉ để từ 3 - 4 cành chính (cành cấp 1) có góc độ thích hợp, phân bố đều ra các hướng làm khung cho các cành cấp 2 phát triển về sau. Thao tác cắt tỉa phụ thuộc vào tình trạng sinh trưởng cụ thể, nhưng nói chung nên cắt các cành cong queo, cành nhỏ yếu, nơi cành quá dày…để tạo độ thông thoáng trong tán lá. Việc cắt tỉa được thực hiện vào thời gian trước khi ra lộc.

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

- Sau khi trồng, cây cần được tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng. Khi cây xuất hiện mầm non đầu tiên (chứng tỏ bộ rễ đã phục hồi đồng thời thích nghi với môi trường mới và bắt đầu hấp thu dinh dưỡng để phát triển chồi non) thì tiến hành bấm ngọn.

- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 - 60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.

- Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 - 400.

- Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50 - 80 cm thì cắt ngọn để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 - 3 cành.

- Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 - 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30 - 350. Sau đó cũng tiến hành cắt mầm ngọn cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.

- Cành cấp 3 tạo cành cấp 4… không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

1.3. Kỹ thuật tỉa cành

Tỉa cành có liên quan mật thiết với tạo hình, mục đích của tạo hình và tỉa cành là làm cho các cành chính và cành nhánh phân bố đều, khung cành có kết cấu vững chắc phù hợp với đặc tính vốn có của cây và điều kiện ngoại cảnh cũng như trình độ canh tác của địa phương, làm cơ sở cho việc nâng cao và ổn định năng suất. Tỉa cành là công việc được tiến hành hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Song để việc tỉa cành có hiệu quả cao cần phải xem xét đến đặc thù của từng loại cây, đến vị trí hình thành chum hoa, chum quả mà quyết định tỉa cành tạo tán cho phù hợp. Việc tỉa cành tạo tán đối với cây cho chùm hoa ở đầu cành (như nhãn, vải, xoài và cây có múi) không thể rập khuôn như cây cho hoa, cho quả ở trên thân như mít, cho hoa, quả ở nách lá như hồng xiêm hay cho hoa quả ở nách lá, ở trên đoạn dưới của các cành già hoặc ở đỉnh của cành năm trước như na. Song nhìn chung đa số các cây ăn quả phát triển chùm hoa, mang quả ở trên đầu cành hoặc nách lá. Mục đích của việc tỉa cành là:

- Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.

- Lập những cành mang quả, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính).

- Thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu bệnh, cành chết, cành vô hiệu…không có khả năng cho quả bằng những cành non trẻ trong những năm tiếp theo.

- Loại bỏ những cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Kỷ thuật tỉa cành, tạo tán không đòi hỏi vốn đầu tư lao động chuyên môn cao, tuy nhiên cần có kiến thức căn bản và kinh nghiệm áp dụng qua thời gian cho từng loại cây chuyên biệt là rất cần thiết.

Việc quản lý, điều tiết bộ khung, tán của cây trồng cần phải được quan tâm, áp dụng như là một trong những biện pháp căn bản hài hòa cùng với các biện pháp bắt buộc khác như: làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh ...

2. Kỹ thuật ghép cải tạo một số cây ăn quả

2.1. Đặc điểm của việc ghép cải tạo

Hiện nay một số diện tích cây ăn quả được trồng bằng hạt hoặc một số giống chất lượng kém như: tỷ lệ cây có năng suất thấp, quả nhỏ hoặc bị nhiễm sâu bệnh nặng chiếm khá cao trong các vườn, hình thành nên các vườn tạp.

Để thay thế những cây trồng không hiệu quả người ta có thể trồng lại bằng cây con khác, nhưng biện pháp này mất nhiều thời gian. Muốn thúc đẩy nhanh việc thay đổi một cách cơ bản các giống xấu, làm tăng hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm thì biện pháp ghép cải tạo là một giải pháp kỹ thuật hữu ích.

Các vườn cây kém hiệu quả, vào mùa xuân đốn hết các cành trên cây. Tuỳ từng cây mà đốn cao hay thấp. Mục đích là để chúng phát triển các cành mới thuận lợi nhất để làm cành ghép. Khi các cành đã phát triển đến độ bánh tẻ thì lấy mắt ghép ở các giống mới có chất lượng và năng suất cao ghép vào các cành trên. Cách ghép và các thao tác kỹ thuật giống như cách ghép bình thường. Sử dụng gốc già để làm gốc ghép thì cành ghép phát triển khoẻ hơn nhiều so với ghép vào cây non, lại mau cho quả và sai. Tính trội hoàn toàn nghiêng về mắt ghép và điều quan trọng là không hề bị thoái hoá qua các năm, không phải phá cây cũ trồng cây mới.

Ưu điểm của việc ghép cải tạo:

- Tạo được giống có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu người sản xuất.

- Rút ngắn thời gian từ trồng đến cho quả. Thời gian cây ra hoa kết quả được rút ngắn lại so với cây trồng từ ban đầu. Thời gian cây ghép cải tạo ra quả lần đầu chỉ từ 1 - 2 năm tùy theo giống.

- Có khả năng rải vụ giữa các giống chín sớm, chín muộn làm tăng hiệu quả sản xuất.

- Tiết kiệm công lao động và vốn đầu tư ban đầu.

Nguồn tin: Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển - giải pháp ứng phó với biến đỏi khí hậu.
Những giải pháp canh tác bền vững cho vùng đất dốc Quảng Nam
Kỹ thuật trồng cây lim xanh
Kỹ thuật khai thác rừng trồng mây
Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô
Kỹ thuật trồng Chanh bốn mùa
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750356

    Lượt trong ngày 2076
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 39
    Tổng số 6750356