Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện...
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 20/02/2019 07:55 .Lượt xem: 1256 lượt.
Chiều 19/02/2019, thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết đã xuất hiện 8 ổ dịch tả lợn Châu Phi - African Swine Fever (ASF) tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình...

   Cục Thú y cho biết, tại TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), đã phát hiện virus gây bệnh ASF tại 2 hộ chăn nuôi là hộ ông Dương Văn Vũ (Đội 5, thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (thôn Khóa nhu 2, xã Yên Hòa, Yên Mỹ).

   Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Trung ương, địa phương và chính quyền các cấp của địa phương thực hiện tiêu hủy toàn bộ 33 con lợn của hộ chăn nuôi ông Dương Văn Vũ và 101 con lợn của hộ ông Lê Xuân Tình; tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.

   Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên đã khẩn cấp thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn. Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch. Sau khi xét nghiệm, tại địa bàn lân cận hộ chăn nuôi của gia đình ông Vũ cho kết quả âm tính. Riêng kết quả xét nghiệm đàn lợn tại khu vực lân cận gia đình ông Tình đang chờ kết quả xét nghiệm.

            Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện có 6 hộ chăn nuôi thuộc 4 thôn thuộc xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có bệnh ASF. Cơ quan thú y và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy hoàn toàn 123 con lợn của các hộ chăn nuôi và thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.

Thực hiện khâu xử lý ổ dịch một cách triệt để khi dịch bệnh xảy ra

            Mặc dù sau khi tổ chức lấy mẫu máu lợn của các hộ chăn nuôi xung quanh hộ có dịch để xét nghiệm, kết quả đều âm tính đối với dịch bệnh AFS, tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn rằng nguồn bệnh đã được khống chế một cách tuyệt đối. Nhất là đối với dịch bệnh này có một số yếu tố đặc thù sau:

            Một là, điều bất cập nhất hiện nay là chúng ta chưa có vacxin để phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi (cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này). Mà thực tế cho thấy phòng bệnh bằng vacxin là biện pháp chủ động, tích cực và hữu hiệu nhất, trong khi đó việc xuất hiện và phát tán dịch bệnh có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta khó có thể tầm soát hết được, nhất là với phương thức, hiện trạng chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay ở hầu hết các địa phương.

            Hai là, do dịch bệnh không gây tác hại nguy hiểm đối với con người nên có thể phần nào tạo tâm lý chủ quan trong việc tổ chức chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế  biến, tiêu thụ ...trong cộng đồng.

            Mặc dù không gây nguy hiểm cho con người nhưng sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Nên ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp và người chăn nuôi cần nhận thức thấu đáo trong công tác phòng chống dịch bệnh rất nguy hiểm này.

            Theo thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/02/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con heo buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 3-8-2018 đến ngày 18/02/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam). Tổng cộng đã có hơn 950.000 con heo các loại buộc phải tiêu hủy. Và nguy cơ lây nhiễm virus vào Việt Nam là điều đã được cảnh báo trước...

Để chủ động phòng tránh dịch xảy ra gây tổn thất nặng cho ngành chăn nuôi, Cục chăn nuôi yêu cầu cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương các cấp tăng cường khuyến cáo và trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng qui trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học (theo Qui chuẩn Việt Nam: QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT về QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐIỀU KIỆN TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC). Tổ chức các đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng cao điểm trên diện rộng, đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát, phát hiện và báo dịch. Tăng cường khâu quản lý chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện triệt để khâu xử lý ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra...



Thường xuyên áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thêm hai tỉnh miền Bắc có dịch tả lợn Châu Phi
Hiệu quả mô hình nuôi gà ta bằng thức ăn chế biến tại gia đình
Cập nhật tình hình dịch tả lợn Châu Phi
Cần khai thác tối đa hiệu quả nuôi bò lai BBB
Lịch phát sóng chuyên mục "Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi" trên QRT
Hội nghị chuyên đề nâng cao văn hóa, đạo đức công vụ và chất lượng cuộc vận động xây dựng người CBCCVC “ Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”
Các giải pháp phòng, chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Tập huấn Nghiệp vụ quản lý dự án Khuyến nông năm 2019
Cấp phát ngan giống thực hiện mô hình Chăn nuôi ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2019
Công ty TNHH MTV Dệt Thần Kỳ: Hội nghị công bố Quyết định tăng vốn đầu tư và ký kết các hợp đồng hợp tác với các đơn vị.
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006758354

    Lượt trong ngày 6412
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 114
    Tổng số 6758354