Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình Quản lý dinh dưỡng và nước tưới cho cây Lạc trên đất cát biển
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 07/05/2019 15:49 .Lượt xem: 2420 lượt.
Ứng dụng phương pháp bón phân và tưới nước tiết kiệm trên cây lạc giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế, giảm lượng nước tưới, giảm công lao động khi sản xuất lạc.

Vụ Đông xuân 2018-2019, Trường Đại học Nông lâm Huế kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam thực hiện mô hình hình Quản lý dinh dưỡng và nước tưới cho cây Lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Nam tại 2 xã Bình Sa và Bình Trung, nhằm góp phần vào công tác bổ sung hoàn thiện quy trình phân bón, xác định phương pháp tưới nhằm tăng năng suất cho cây lạc trên đất cát biển Quảng Nam.

1. Giới thiệu chung về mô hình

Mô hình được thực hiện tại xã Bình Sa và Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.Diện tích mô hình 02 ha (01ha/xã)

* Giống lạc: Lạc Sẻ địa phương.

* Công thức thực hiện tại mô hình:

Bảng 1. Kết hợp các công thức tưới nước và bón phân

TT

Ký hiệu

Phương pháp tưới nước

Tổ hợp phân bón (kg/ha)

1

CT1 (ĐC)

Phương pháp tưới nước theo nông dân

4 tấn phân chuồng + 30 N + 60 P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi

2

CT2

Phương pháp tưới nước theo minipan

8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi/ha + 90 kg K2O + 30 kg S

3

CT3

Phương pháp tưới phun mưa LAYFLAT kết hợp minipan

8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi/ha + 90 kg K2O + 30 kg S

Ghi chú:

- S: bón phân (NH4)2SO4 (24% S và 20% N)

- K: Kali clorua

- N: Urê

- P: Lân nung chảyVăn Điển.

* Tưới phun mưa kết hợp mini-pan và tưới phun mưa LAYFLAT kết hợp minipan:  Đây là phương pháp áp dụng tưới phun mưa bằng béc cố định ứng dụng lịch trình tưới nước theo mini-pan. Tiến hành theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo cho mỗi lần tưới. Nếu mực nước trong mini-pan tụt xuống đến ngưỡng giới hạn thì tiến hành tưới.

Cách vận hành chảo mimipan:

- Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi đặt chảo và sau mỗi lần tưới;

- Theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo;

- Theo dõi mực nước trong chảo rút xuống đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới;

Hình 1. Chảo minipan

Hình 2. Hệ thống tưới phun mưa

Bảng 2. Thời điểm tưới và lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát

Lượng nước tưới (lít/m2)

Mực nước bốc hơi trên các vạch của thước (mm)

Mọc - Phân cành

Phân cành - Ra hoa

Ra hoa -Hình thành quả

Giai đoạn Chín

10

32

24

14

24

            2. Kết quả mô hình

Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

TT

Chỉ tiêu theo dõi

ĐVT

Bình Sa

Bình Trung

CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

CT3

1

Số cây/m2

cây

33

33

33

33

33

33

2

Tổng số quả/cây

quả

14

20

18

12

18

14

3

Tổng số quả chắc/cây

quả

10

15

14

8

13

12

4

Trọng lượng 100 quả

gam

116

116

116

116

116

116

5

Năng suất lý thuyết

tạ/ha

28,71

43,07

40,17

22,97

37,32

34,45

6

Ước năng suất thực thu

tạ/ha

21

32

30

17

27

25

           Qua kết quả ở bảng 3 cho thấy: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc chịu ảnh hưởng của cả 2 yếu tố nước tưới và mức độ phân bón khác nhau. Ở mức phân bón và tưới nước theo truyền thống thì năng suất lạc ở mức thấp nhất dao động từ 17 – 21 tạ/ha. Ở cùng mức phân bón (8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi/ha + 90 kg K2O + 30 kg S) và tưới nước theo Minipan thì năng suất dao động từ 25 - 32 tạ/ha.

* Hiệu quả lượng nước tưới tại mô hình

So với phương pháp tưới truyền thống thì phương pháp tưới phun mưa kết hợp mini-pan và tưới phun mưa LAYFLAT kết hợp minipan (công nghệ của Úc) mang lại nhiều ưu điểm hơn:

- Tiết kiệm nước tưới

- Hạn chế lây lan và bùng phát dịch bệnh trên cây lạc

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu nước cho cây lạc ở từng thời kì sinh trưởng, phát triển.

- Tiết kiệm công tưới nước.

Giữa phương pháp tưới phun mưa kết hợp mini-pan và tưới phun mưa LAYFLAT kết hợp minipan thì phương pháp tưới LAYFLAT không nhiều nông dân ưu chuộng do vận hành thủ công và tốn nhiều thời gian tưới hơn.

* Hiệu quả của mô hình

            + Góp phần chuyển đổi dần một số diện tích đất cát biển kém hiệu quả, sang cây lạc, cải thiện năng suất lạc tại địa phương.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập trên một đơn vị diện tích cho bà con nông dân.

            + Mô hình bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm…góp phần tăng độ phì của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch hại phát sinh phát triển.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển vọng mô hình làm vườn ươm cây giống tại chổ cho vùng núi cao huyện Tây Giang
Nông Sơn khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm - tiềm năng mới từ cái nghề cũ.
Triển vọng mô hình chuyển đổi cây trồng và liên kết sản xuất
Hiệu quả mô hình: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động vào cây Lòn bon”
Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)
Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750357

    Lượt trong ngày 2077
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 39
    Tổng số 6750357