Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Họp đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các bệnh khác ở động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 12/12/2019 15:42 .Lượt xem: 1151 lượt.
Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam đã tổ chức họp đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các bệnh khác ở động vật và triển khai một số giải pháp thực hiện trong thời gian đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chủ trì cuộc họp là đồng chí Lê Ngọc Trung – Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, cuộc họp có sự tham dự của đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường, các chi cục, Trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam, Lãnh đạo các huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT/phòng kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp 18 huyện thị. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam, lũy kế từ tháng 5/2019 đến ngày 11/12/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã phát sinh và lây lan tại 36.497 hộ, 980 lượt thôn, 206 lượt xã của 16/18 huyện, thị xã, thành phố, làm mắc bệnh và tiêu hủy 149.961 con với trọng lượng tiêu hủy 8.911.651,8 kg. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh còn 34.978 hộ, 684 thôn, 148 lượt xã của 15 huyện, thị xã, thành phố có DTLCP chưa qua 30 ngày. Sơ bộ ước tính thiệt hại ban đầu tính đến ngày 11/12/2019, ngân sách phải chi cho công tác chống bệnh DTLCP là 262,70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2019 đến tháng 11/2019, bệnh Lở mồm long móng đã xảy ra ở 264 hộ của 12 huyện, thị xã, thành phố, tổng số gia súc mắc bệnh 1.677 con. Cúm gia cầm xảy ra tại huyện Tiên Phước với tổng số gà mắc bệnh và bắt buộc phải tiêu hủy là 4.050 con. Ngành Thú y của Tỉnh nhận định, khó khăn lớn nhất của công tác phòng chống bệnh DTLCP là chưa có vacxin, thuốc để phòng, trị, các đường truyền lây của bệnh tương đối phức tạp, việc tiêu hủy lợn bệnh không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn sinh học, công tác điều tra ổ dịch chưa thực hiện tốt. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, xen kẽ trong khu dân cư gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch, hầu hết các địa phương không tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn, không quản lý được việc tái đàn của các hộ, công tác giám sát giết mổ bị bỏ ngỏ, hệ thống Thú y từ tỉnh đến cơ sở thiếu cán bộ.
Trong thời gian đến ngành tiếp tục khắc phục những tồn tại và triển khai đầy đủ các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh: tăng cường kiểm tra, kiểm soát buôn bán giết mổ, xây dựng phương án quản lý giết mổ lợn, quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp tái đàn trái quy định, chấn chỉnh công tác tiêu hủy lợn và báo cáo dịch bệnh tại cơ sở …; phối hợp với UBND các xã rà soát danh sách, số lượng, trọng lượng tiêu hủy, tham mưa UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, tham mưu Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành hướng dẫn tái đàn trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.
Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã nêu lên những thực trạng khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP tại từng địa phương, mức hỗ trợ nhân công tiêu hủy lợn bệnh thấp, khó quản lý chăn nuôi nhỏ lẻ, giải ngân kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân trước tết Nguyên đán 2020, khó khăn trong công tác kiểm soát giết mổ khi thiếu cán bộ chuyên môn. Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Ngọc Trung nhấn mạnh: việc mất 30% tổng đàn lợn là tổn thất nặng nề với ngành nông nghiệp của tỉnh, cần tiếp tục công tác phòng chống bệnh DTLCP trong thời gian đến quyết liệt hơn, tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh với huyện, các xã, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bệnh DTLCP và các bệnh động vật khác, đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cơ cấu lại ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng chăn nuôi tập trung,trang trại an toàn sinh học, thực hiện tháng tiêu độc khử trùng; kinh phí hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại cần được công khai, minh bạch, niêm yết ở UBND xã, thôn. Hiện tại giá thịt lợn tăng cao nên sẽ có hiện tượng hộ chăn nuôi bán chạy heo bệnh làm lây lan mầm bệnh, do vậy ngành Thú y cần tăng cường công tác phòng chống dịch hơn nữa trong thời gian đến./.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quế Sơn: Hội thảo tổng kết mô hình Trồng cây ăn quả trong vườn nhà gắn với xây dựng khu dân cư kiểu mẫu
Hội nghị Công chức - Viên chức và Người lao động Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam năm 2020
Trung tâm Khuyến nông thắm tết xã kết nghĩa Ch'Ơm
Lời chúc mừng năm mới Canh Tý- 2020 của Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
Đại hội Chi bộ Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2023 thành công tốt đẹp
Gặp mặt nữ viên chức TT Khuyến nông nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Áp dụng nội dung chi, mức chi cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn Tỉnh
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh: Người dân không hoang mang trước các thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19
Phòng, chống bệnh lỡ mồm long móng cho trâu bò
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006760104

    Lượt trong ngày 267
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 66
    Tổng số 6760104