Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 05/03/2020 15:57 .Lượt xem: 1198 lượt.
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế rất lớn do phải tiêu hủy gia cầm trong vùng dịch và các chi phí chống dịch khác. Vi rút cúm gia cầm không chỉ gây bệnh trên gia cầm mà còn có thể truyền lây sang người...

           Quảng Nam là tỉnh có số lượng gia cầm khá lớn. Tổng đàn gia cầm trong năm 2019 tăng khá mạnh. Tính đến tháng 12/ 2019, cả tỉnh có 7,84 triệu con, trong đó đàn gà có trên 6 triệu con. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi vẫn trong tình trạng phổ biến là nhỏ lẻ, quảng canh, manh mún. Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung và đối với bệnh cúm gia cầm nói riêng của một bộ phận người chăn nuôi chưa quan tâm đúng mức...dẫn đến tình trạng dịch bệnh phát sinh và lây lan làm thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. 


Mô hình nuôi gà qui mô gia trại an toàn dịch bệnh

          Trong vài năm gần đây, mặc dù dịch cúm gia cầm đã được khống chế đến mức thấp nhất, tuy nhiên mầm bệnh và các yếu tố lây truyền vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là không thể không xảy ra. Nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, cơ thể con vật không thích nghi kịp với những thay đổi đột ngột của thời tiết..

          Để giúp người chăn nuôi có cách nhìn đúng mức về bệnh cúm gia cầm, cũng như áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm của hộ gia đình, chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm về bệnh cúm gia cầm cũng như hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay có thể còn đang lưu hành 2 chủng vi rút cúm gia cầm đó là cúm A/H5N1 và cúm A/H5N6. Sự biến chủng của vi rút cúm A/H5N1 sang cúm A/H5N6 làm cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp khó khăn, thiệt hại kinh tế của người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi. Tính chất nguy hiểm cũng như thiệt hại kinh tế do bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 gây ra là không thể nói hết. Nhưng dù là chủng vi rút nào, độc lực biến đổi ra sao thì ở Việt Nam và trên thế giới bệnh này đều có chung một tên gọi đó là bệnh cúm gia cầm.

Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, do vi rút gây ra, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại kinh tế rất lớn do phải tiêu hủy gia cầm trong vùng dịch và các chi phí chống dịch khác; có khả năng gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm và thủy cầm. Vi rút cúm gia cầm không chỉ gây bệnh trên gia cầm mà còn truyền lây sang người và gây chết người.

Thời gian qua, ngành Thú y đã phối hợp với các địa phương và người chăn nuôi xử lý tốt các ổ dịch cúm gia cầm, không để dịch lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hầu hết gia cầm không được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm theo quy định; vi rút cúm gia cầm đang tồn lưu trong môi trường; hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát, khả năng biến chủng và lây nhiễm các chủng vi rút mới từ nước ngoài vào Việt Nam và từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn vì vậy nguy cơ dịch bệnh tái phát trong thời gian đến là rất cao.

Để chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xin giới thiệu cách nhận biết và thực hiện một số biện pháp phòng chống như sau:

          Một là, phát hiện nhanh bệnh thông qua triệu chứng điển hình

          Bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện đột ngột trong đàn với các triệu chứng như sau:

          - Dấu hiệu bên ngoài: Đàn gia cầm yếu, ủ rũ, thường đứng tụm một góc chuồng, đầu gục xuống đất, lông xù, phù mặt, cổ, mào tích sưng to và tím tái, vùng da không có lông bị xuất huyết.

          - Khi mắc bệnh gia cầm có biểu biểu hiện thần kinh, đi lại loạn choạng, không vững, có khi đi theo dạng vòng tròn, đầu nghẹo sang một bên.

          - Triệu chứng hô hấp: đàn gia cầm thở khó, thở khò khè, chảy nước mũi

          - Triệu chứng tiêu hóa: chảy nhiều nước dãi, ỉa chảy nhiều nước, phân có màu xanh hoặc trắng  xanh.

          Như đã giới thiệu, bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút gây ra, do vậy không có thuốc để điều trị bệnh. Vì vậy phòng bệnh được xem là biện pháp hiệu quả nhất, kinh tế nhất để bảo vệ đàn gia cầm nuôi trước áp lực của dịch bệnh.

Hai là, tăng cường áp dụng các biện pháp phòng bệnh chủ động

          - Chọn con giống để nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan Thú y có thẩm quyền cấp. Thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần đối với đàn gia cầm mới nhập về.

          - Thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng quy trình:

          + Sử dụng vắc-xin H5N1 (chủng Re-6) phòng bệnh cúm A/H5N1 hoặc vắc-xin H5N1 (chủng Re-5, do Trung Quốc sản xuất), vắc xin H5N1 Navet - vifluvac (do Công ty Navetco sản xuất) để phòng bệnh cúm A/H5N6.

          + Liều dùng, cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Tuân thủ qui trình tiêm phòng vacxin đầy đủ phòng bệnh cho gia cầm

          - Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của gia cầm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Định  kỳ bổ sung các vitamim C, B complex để giúp cho gia cầm khỏe mạnh tăng sức đề kháng với bệnh;

          - Thực hiện "cùng nhập, cùng xuất". Sau mỗi lần xuất bán phải để trống chuồng, thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng khoảng 2 tuần trước khi nhập đàn mới.

          - Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Thực hiện phun thuốc sát trùng 2- 3 lần/tuần (tùy quy mô và mật độ nuôi) bằng vôi hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Iodin, Virkon…;


Thực hiện công tác tiêu độc khử trùng thường xuyên khu vực chăn nuôi

          * Chú ý: Khi phun thuốc sát trùng, cần làm vệ sinh sạch sẽ chuồng trại vì thuốc sát trùng sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng trong môi trường có nhiều chất hữu cơ.

          - Giám sát chặt chẽ sức khoẻ đàn gia cầm hàng ngày, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột cần báo ngay cho cán bộ Thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời.

          - Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi và dã cầm đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan;

          - Các trại chăn nuôi gia cầm cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn mầm bệnh lây lan vào trại;

          - Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ: Đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung, cách xa khu dân cư và áp dụng các biện phấp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Ba là, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp xử lý khẩn cấp khi có dịch cúm gia cầm xảy ra

          - Phải báo cáo ngay cho trưởng thôn, cán bộ thú y khi có gia cầm ốm, chết.

          - Không vứt xác gia cầm bừa bãi ra kênh mương, sông, hồ, ao, suối...

          - Thực hiện tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y.


Thực hiện biện pháp xử lý ổ dịch nhanh và triệt để khi có dịch xảy ra

          - Những đàn gia cầm nuôi xung quanh đàn gia cầm bị bệnh phải được nuôi nhốt, không thả ra sông, ao, đầm và phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm. 

          - Không mua bán, giết mổ gia cầm, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi khu vực xã có gia cầm bệnh.

          - Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và các phương tiện vận chuyển bằng CloraminB, vôi bột vv...

          - Rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc với gia cầm.

Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm từ gia cầm lây sang người, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

          - Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, không tiếp xúc gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với gia cầm bệnh hoặc nghi ngờ đã nhiễm bệnh người tiêp xúc cần đeo khẩu trang, găng tay, mặc đồ bảo hộ.


          - Thực hiện ăn chín, uống sôi: thịt phải được nấu chín kỹ, không còn màu hồng hoặc dịch hồng; trứng phải được chế biến kỹ, không còn lòng đào. “Tuyệt đối không ăn tiết canh gia cầm”.

          - Không giết mổ và tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc (thịt gia cầm phải có dấu/tem kiểm soát của cơ quan thú y; gia cầm sống phải có kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thú y).

          Cần tạo một thói quen mua và sử dụng các sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch, kiểm soát của cơ quan Thú y. Có như vậy thì mới góp phần ngăn ngừa dịch bệnh cúm xảy ra trên người và động vật góp phần lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bà con, gia đình và toàn xã hội. 


Mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam)



* Chỉ thị 05/CT-UBND, ngày 13/02/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai quyết liệt
các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh cúm gia cầm..
.
: CT 05/CT-UBND



Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh: Người dân không hoang mang trước các thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19
Phòng, chống bệnh lỡ mồm long móng cho trâu bò
Tầm quan trọng của khâu vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi
Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh
Kinh nghiệm trong triển khai xây dựng Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Núi Thành
Lưu ý việc nuôi tái đàn sau Dịch tả lợn Châu Phi
Ban hành chính sách khuyến nông trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam
Nam Giang: Khởi động dự án “Nông nghiệp liên kết hướng đến thu nhập bền vững cho đồng bào thiểu số”
Xã Tam Tiến huyện Núi Thành tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới
Xã tam anh bắc, huyện núi thành tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006760218

    Lượt trong ngày 381
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 59
    Tổng số 6760218