Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Giải pháp phát triển nông nghiệp trước tác động dịch bệnh Covid-19
Người đăng: Phan Văn Bách .Ngày đăng: 20/03/2020 14:46 .Lượt xem: 1527 lượt.
Duy trì phát triển diện tích trồng lúa, ngô, ... để đảm bảo an ninh lương thực; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ách tắc trong hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy thương mại điện tử, bán hàng Online.


Tỉnh Quảng Nam duy trì phát triển trồng lúa, kịp thời phòng trừ dịch hại trên cây lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 giai đoạn đòng - trổ để đảm bảo an ninh lương thực trước tác động dịch bệnh Covid-19

    Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành nông nghiệp

Dịch bệnh Covid-19  có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; với 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19, cần có các giải pháp phù hợp:

- Duy trì phát triển diện tích trồng lúa, ngô, ... để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị đối với các cây trồng chủ lực từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.

- Tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi, kiểm soát giá thành và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp chăn nuôi, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn trong nước.

- Phương án chuyển đổi phương thức kinh doanh các ngành hàng nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao giá trị xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, từng bước giảm dần mức độ phụ thuộc vào một thị trường; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tiếp cận các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị ở trong ngoài nước.

          - Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ách tắc trong hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hoá trước tình hình dịch bệnh Covid-19; hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử.

          - Hỗ trợ doanh nghiệp thu mua nông sản cho nông dân, như: doanh nghiệp chế biến ớt, gỗ, ...

          - Trước tín hiệu một số nước sẽ sớm phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp phải nắm lấy cơ hội này, biến nguy cơ thành thời cơ. Chuẩn bị tốt kế hoạch xúc tiến thương mại,  xây dựng nhãn hiệu thương hiệu hàng hoá, làm cầu nối phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hội doanh nghiệp đồng hương Quảng Nam phía Nam để tiêu thụ nông sản. 

 
Duy trì phát triển trồng ngô tại tỉnh Quảng Nam để đảm bảo an ninh lương thực trước tác động dịch bệnh Covid-19     

  Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19 

           Đối với các doanh nghiệp xuất  khẩu nông, lâm, thuỷ sản nhà nước cần có các chính sách:

          + Giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

          + Các sắc thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng cần được xem xét, cân nhắc theo hướng giảm so với mức áp dụng hiện nay;

          + Các ngân hàng xem xét giãn nợ cho các khoản vay cho đến khi dịch bệnh được công bố chấm dứt, thị trường hồi phục và xem xét giảm lãi suất cho các khoản vay đầu tư phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã../


Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam: 106 sản phẩm OCOP nông nghiệp được gắn 3-4 sao
Hội nghị tổng kết lớp học FFS xã Tam Anh bắc huyện Núi Thành
Đại hội Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Khuyến nông với công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nông nghiệp
Liên kết trồng măng tây xanh: Hướng đi an toàn
Hiến máu tình nguyện góp phần phòng chống dịch Covid-19
Tập huấn Kỹ thuật chăn nuôi Dê thâm canh cho đồng bào xã Miền núi cao Phước Kim - Phước Sơn
Nghĩa tình quân dân
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, Chuyên đề: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: "Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cung ứng rau, hoa, quả tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên"
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006753617

    Lượt trong ngày 1675
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 259
    Tổng số 6753617