Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 04/03/2021 10:48 .Lượt xem: 1404 lượt.
Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành là nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra được cây giống ít bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ

Chiết cành là phương pháp nhân giống truyền thống, so với ghép mắt thì cây chiết nhanh ra quả hơn. Một năm sau trồng, cây có thể ra quả, cây ít bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ. Chiết cành là một cách nhân giống vô tính cây trồng bằng cách làm cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới;

Hình ảnh: Nhân giống Bưởi trụ bằng phương pháp ở Làng Đại Bình

Phương pháp chiết cành có thể áp dụng cho các đối tượng như cây ăn quả như: bưởi, cam, chanh hay các cây ăn quả lâu năm, chúng ta nên áp dụng kỹ thuật chiết cành như sau:

I. Kỹ thuật chiết cành

1. Thời vụ chiết cành

- Vụ xuân hè: Chiết vào tháng 3 và tháng 4; dùng cưa cắt cành chiết vào tháng 6 đến tháng 8;

- Vụ thu đông: Chiết vào tháng 8 và tháng 9; dùng cưa cắt cành chiết vào tháng 2 đến tháng 4;

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1-2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ;

2. Chọn cây và chọn cành chiết

- Chọn cây: Nên lựa chọn những cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh; cây đã ra quả từ 3 đến 5 vụ cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả tốt;

- Chọn cành chiết: Nên chọn cành bánh tẻ ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, có từ 2-3 nhánh/cành, đường kính từ 1,5-2cm; không chiết cành quá già, vị trí thấp, mọc trên ngọn, bị sâu bệnh hay cành vượt;

3. Phương pháp chiết cành

Bước 1: Khoanh vỏ

Dùng dao sắc khoanh tròn cành cây chiết ở 2 đầu, cách nhau từ 3-5cm, cách gốc cành từ 10-15cm. Tiếp đó, dùng mũi dao bóc tách phần vỏ đã khoanh, cạo sạch chất nhờn trên bề mặt gỗ; loại bỏ lớp tế bào thượng tầng tránh cho vỏ tái sinh. Để ráo nhựa từ 1 đến 2 ngày, làm sạch vết cắt, dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào mép trên của vết cắt;

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu

- Hỗn hợp bó bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt. Để có hỗn hợp bó bầu tốt bà con dùng đất vườn, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với mùn hữu cơ (phân chuồng hoai mục, rơm rác mục, rễ bèo tây và phân hữu cơ...) theo tỷ lệ 2 phần đất + 1 phần mùn. Sau đó, trộn đều và tưới nước sao cho hỗn hợp bó bầu có độ ẩm 70-80%. Kinh nghiệm bà con dùng tay nắm chặt hỗn hợp bó bầu thấy nước rướm qua kẽ tay là đạt;

- Kính thước bầu chiết: Đường kính từ 6-8cm; chiều dài từ 10-12cm là phù hợp;

Bước 3: Tiến hành bó bầu

- Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ (chú ý không nên cắt vào phần gỗ) sau đó dùng nguyên liệu đất bó bầu đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều, đủ bó xung quanh cành. Tiếp đến, dùng giấy ni-lông quấn xung quanh bầu và lấy dây buộc chặt 2 đầu túi bầu. Tuyệt đối không để bầu chiết bị xoay tròn;

+ Chú ý: Dây buộc phía trên nên buộc chặt, phía dưới buộc lỏng hơn. Mục đích đề phòng vào mùa mưa khi nước thấm vào bầu sẽ thoát nhanh, tránh hiện tượng nước ứ đọng tại bầu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giống;

Bước 4: Cắt cành chiết

- Sau khi chiết cành từ 45-60 ngày, khi quan sát thấy rễ mọc ra, chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh tiến hành cưa cành chiết, giâm vào vườn ươm. Mật độ giâm cành chiết là 20×20cm hoặc 30 x 30cm. Không nên giâm cành chiết quá dày khiến rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng sẽ gặp khó khăn;

Bước 5: Hạ bầu chiết

- Trước khi hạ bầu chiết, cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Sau đó, xé bỏ giấy nilon rồi dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5cm; tưới nước 2 lần/1 ngày. Nếu gặp những ngày cường độ nắng cao cần che bớt 50% ánh sáng tự nhiên;


Hình ảnh: Nhân giống Bưởi trụ bằng phương pháp ở Làng Đại Bình

- Sau 5-10 ngày cần tưới cách nhật 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Sau khi hạ bầu 15-20 ngày, bỏ bớt mái che để huấn luyện cây con quen dần với ánh sáng tự nhiên. Sau 1 tháng tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con bình thường. Trong khoảng 45-60 ngày có thể đánh cây con đi trồng./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NGAN SINH SẢN
KỸ THUẬT Ủ CHUA THỨC ĂN XANH
CĐCS Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
Lợi ích từ thảm thực vật trong vườn cây ăn trái
Đoàn Thanh niên Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam: Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2021
Lợi ích kép từ mô hình trồng chuối xen vào vườn cây cao su
Huyện Đông Giang: Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Kỹ thuật chăm sóc cây ba kích trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
Chi đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam: Hoạt động về địa chỉ đỏ Khu di tích Nước Oa, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My.
Giới thiệu giống bưởi mới Tam Hồng
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006760909

    Lượt trong ngày 1072
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 47
    Tổng số 6760909