Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Biện pháp kỹ thuật để vườn cây ăn quả sai quả và lâu già cỗi
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 11/03/2021 15:24 .Lượt xem: 2127 lượt.
Cây ăn quả có múi là loại đặc sản quý, vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa thích nghi rộng, dễ trồng và cho giá trị thu nhập cao, là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể.

Sản phẩm cây ăn quả có múi có chất lượng ngon nên được nhiều người ưa chuộng, người dân có kinh nghiệm từ lâu đời trong việc gây trồng, phát triển sản xuất ăn quả có múi góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, sử dụng hợp lí và hiệu quả vùng đất vườn nhà, vườn đồi, tăng hiệu quả sử dụng đất đồi núi, đem lại thu nhập cao, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội;


Vườn bưởi trụ ra hoa ở làng Đại Bình xã Quế Trung huyện Nông Sơn

Tuy nhiên, trồng ăn quả có múi đòi hỏi sự đầu tư chăm sóc kỹ của nhà vườn, mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật phù hợp. Vì thế, để đáp ứng đúng nhu cầu cho cây ăn quả có múi trong từng thời kỳ, người ta chia sự phát triển của cây ra thành nhiều giai đoạn. Để có vườn cây ăn quả trĩu quả, chất lượng cao, cây trồng lâu già cỗi, nhà vườn cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây còn nhỏ, chưa ra trái):

Là giai đoạn từ sau khi trồng đến lúc cây ra hoa và đậu trái. Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, bộ rễ phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn căn bản để hình thành tán cây, là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau;

1.1. Cách tạo tán như sau:

Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. Khi cây trồng được 2 - 3 tháng tuổi, Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Với 3 cành chính, cặm cọc theo 3 hướng để kéo tàn cho đều nhánh. Kéo nhánh nhằm tạo điều kiện để cây phát triển rộng tán, cây nhận ánh sáng đầy đủ sẽ tạo năng suất mới cao;  

1.2. Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Giai đoạn này cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Tuy nhiên dinh dưỡng kali cũng không thể thiếu, giúp quá trình hút, vận chuyển chất dinh dưỡng được thuận lợi.

Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: Đạm tổng số (Nts): 18%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 10%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 6%; Đồng (Cu): 50ppm; Kẽm (Zn): 50ppm; Bo (B): 50ppm; Sắt (Fe): 50ppm.

*/ Lượng phân bón hàng năm như sau:

+ Đối với cây 01 tuổi: 100 - 400 g/cây/lần bón;

+ Đối với cây 02 tuổi: 300 - 500 g/cây/lần bón;

+ Đối với cây 03 tuổi: 400 - 600 g/cây/lần bón;

Lưu ý: Mỗi năm bón 2 lần (lần 1 vào tháng 2 - 3; lần 2 vào tháng 6 - 7); 

Năm thứ nhất cây cần nhiều lân để phát triển bộ rễ nên chọn loại phân có tỷ lệ lân cao. Vườn cây bón đủ lân thì lá cây mới to, dày, hiệu suất quang hợp tốt, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, phân cành đều. Ngoài ra, còn lưu ý đến hiện tượng ra trái sớm, những cây ra trái sớm cần tiến hành lặt bỏ hoa trái để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây;

2. Thời kỳ kinh doanh:

Là thời kỳ từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi cây cho trái toàn cây. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi trái, rễ phát triển ra khỏi hố trồng và đi xuống tầng đất bên dưới chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp giúp hệ thống rễ phát triển tốt như bón vôi, điều chỉnh độ pH thích hợp (pH thích hợp cho cây có múi khoảng 5,5 - 6,5), tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng. Loại bỏ những cành không cần thiết như cành vượt, cành vô hiệu làm tiêu hao dinh dưỡng của cây, tạo thông thoáng cho cây nhận ánh sáng đầy đủ. Do đặc điểm của cây có múi là sản phẩm chứa một hàm lượng Kali rất cao nên cần chú ý trong việc bón phân để bù đắp lại lượng mất đi này;

3. Thời kỳ khai thác: Từ khi cây ra trái toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất. Đây là thời kỳ quan trọng nhất, có ý nghĩa kinh tế nhất, thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế vườn càng cao. Thời kỳ này là cây ở giai đoạn thành thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang trái. Giai đoạn này cần tiến hành tỉa cành hàng năm, không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý, nhận đầy đủ ánh sáng. Để trái vừa đủ giúp cây phát triển tốt và dinh dưỡng còn dự trữ để cây đủ sức phân hóa mầm hoa năm sau. Bón phân NPK đầy đủ nuôi trái. Bổ sung phân hữu cơ cải tạo đất giúp rễ cây phát triển tốt. Cây có múi cần rất nhiều phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây phân hữu cơ còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi sử dụng phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai mục.

+ Lượng bón tăng dần theo tuổi cây: từ 0,5 - 3 kg/cây/lần bón. Mỗi năm bón bổ sung thêm 15 - 30 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 10 kg phân hữu cơ vi sinh)/cây.


Vườn bưởi Diễn chín vàng ở tỉnh Sơn La trước mùa thu hoạch quả
(Ảnh minh họa)

4. Thời kỳ già cỗi: Là giai đoạn khi sinh trưởng và năng suất cây giảm đến lúc không còn hiệu quả. Thời kỳ này, cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, tán lá thưa, cây ra hoa trái ít, trái nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp. Giai đoạn này cần bón nhiều nhất là phân đạm giúp thúc đẩy sinh trưởng của cây. Xới xáo giúp rễ tơ phát triển.

Tùy theo điều kiện đất đai ở từng nơi, điều kiện thời tiết, từng thời kỳ phát triển của cây mà có công thức bón phân thích hợp một cách khoa học và hợp lý. Trong quá trình chăm sóc cho cây cần thường xuyên theo dõi để phát hiện những biến đổi của cây, mà đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật. Có như vậy mới đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Huyện Nông Sơn: Hội thảo Phát triển Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai
Kỹ thuật chăm sóc cây Sa nhân dưới tán rừng trồng quế
Tiên Phước: Hiệu quả bước đầu của Đề án 548 về “Phát triển KTV-KTTT và DLST”
Triển vọng: Mô hình cải tạo vườn tạp ở xã Tam Ngọc thành phố Tam Kỳ
Triển vọng Mô hình trồng tiêu theo hướng hữu cơ sinh học ở tỉnh Sê Kông - Lào
Tam Kỳ: Tổng kết Sản xuất Nông nghiệp năm 2021, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2022
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Hội thảo tham vấn “ Bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển- Giải pháp giảm phát thải và phát triển kinh tế”
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre ngọt lấy măng (Phần 1)
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756278

    Lượt trong ngày 4336
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 94
    Tổng số 6756278