Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 16/04/2021 15:10 .Lượt xem: 1400 lượt.
Quảng Nam có diện tích rừng sản xuất lớn, trên 200 ngàn ha, nhưng chủ yếu trồng rừng làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm, hiệu quả còn thấp. Trong bối cảnh Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên thì nhu cầu gỗ lớn từ rừng trồng là rất cao. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng rừng sản xuất có hạn (không thể mở rộng về mặt diện tích). Cho nên việc “chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn” nân


1. Điều kiện rừng chuyển hóa

a) Điều kiện khí hậu, địa hình

- Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 19 đến dưới 300C.

- Lượng mưa bình quân từ 1400 đến dưới 2900 mm /năm.

- Khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy dưới cấp 6.

- Độ cao tuyệt đối: dưới 500m.

- Độ dốc dưới 200.

- Đất đỏ nâu trên đá mắc ma bazơ và trung tính; đất đỏ vàng trên đá khác; đất phù sa; đất xám; tầng đất dày từ 50 cm trở lên, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng; sét nhẹ đến sét trung bình. Độ pHkcl thích hợp từ 4,5 - 6,5.

b) Loại rừng

- Mật độ: rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ nhỏ có mật độ hiện tại từ 1100 đến 2200 cây/ha, số lượng cây mục đích chiếm trên 50% mật độ hiện tại (từ 1000 cây /ha trở lên) và phân bố đều trên toàn bộ diện tích.

- Nguồn gốc giống: là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

- Tuổi rừng từ tuổi 03 (36 tháng tuổi) đến 06 tuổi (72 tháng tuổi).

- Sinh trưởng: cây sinh trưởng và phát triển tốt, ở thời điểm chuyển hóa có lượng tăng trưởng bình quân về đường kính trên 02 cm /năm, chiều cao trên 11 mét. Tỷ lệ cây bị sâu bệnh chiếm dưới 10% số cây. Rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.

- Rừng trồng các chu kỳ trước bị gẫy đổ do gió bão dưới 30% số cây; rừng trồng hiện tại bị gẫy đổ dưới 5% số cây.

2. Xác định hiện trạng rừng và cường độ chặt

Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m(chiều rộng 20 m, chiều dài 25 m), lập từ 01 đến 03 ô tiêu chuẩn tùy theo diện tích lô rừng, ở 03 vị trí (chân, sườn và đỉnh đồi).

a) Xác định mật độ

- Đếm số cây trong ô tiêu chuẩn.

- Xác định mật độ hiện tại:                            

                  N (cây/ha)

=

10000 x n

s

                          Trong đó: n: là số cây bình quân trong các ô tiêu chuẩn;

                               s: là diện tích ô tiêu chuẩn.

b) Xác định độ tàn che

- Xác định độ tàn che theo phương pháp cho điểm theo 02 đường chéo của ô tiêu chuẩn. Các vị trí cho điểm cách đều nhau từ 60 đến 80 cm.

Giá trị tại các điểm đo được quy định như sau:

+ Khoảng trống: 0 điểm ;

+ Vị trí mép tán cây rừng: 0,5 điểm;

+ Trong tán cây rừng: 1,0 điểm;

- Tính độ tàn che theo công thức:

Trong đó:

T là độ tàn che;

ti là giá trị tại điểm đo i;

n là số điểm đo

c) Xác định cường độ chặt  
               

 

Pn

=

 Ntt  -  Nnd

x

100%;

Ntt

                                       Trong đó:
Pn: là cường độ chặt tính theo số cây;

                                                         Ntt: là mật độ thực tế của lâm phần (cây/ha);

                                                         Nnd: là mật độ nuôi dưỡng của lâm phần (cây/ha);

3. Phát luỗng

Phát luỗng dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn trên toàn bộ diện tích trồng rừng.

Tham quan mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn

4.Tỉa thưa

a) Số lần tỉa thưa và mật độ để lại

Số lần tỉa thưa phụ thuộc vào mật độ hiện tại và điều kiện lập địa nơi trồng rừng và sinh trưởng của lô rừng:

- Mật độ từ 1100 đến dưới 1300 cây/ha: tỉa thưa 01 lần vào tuổi 05 đến tuổi 06, mật độ để lại từ 600 đến 700 cây/ha.

- Mật độ trên 1300 đến 1700 cây/ ha: tỉa thưa 02 lần;

+ Lần 01: tỉa thưa vào tuổi 04 đến tuổi 05; mật độ để lại 800 đến 1000 cây/ha.

+ Lần 02: tỉa thưa vào tuổi 07 đến tuổi 08; mật độ để lại 550 đến 650 cây/ha.

- Mật độ trên 1700 đến 2200 cây/ ha: tỉa thưa 03 lần;

+ Lần 01: tỉa thưa vào từ tuổi 03 đến tuổi 04; mật độ để lại từ 1200 đến 1400 cây/ha.

+ Lần 02: tỉa thưa vào tuổi 06 đến tuổi 07; mật độ để lại từ 900 đến 1000 cây/ ha.

+ Lần 03: tỉa thưa vào tuổi 08 đến tuổi 09; mật độ để lại từ 550 đến 650 cây/ ha.

b) Thời điểm tỉa thưa

Khi rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.

c) Thời vụ tỉa thưa: vào mùa khô (trước hoặc sau mua mưa ) hoặc những tháng ít mưa.

đ) Kỹ thuật tỉa thưa

- Chọn cây bài tỉa: cây bài tỉa là những cây bị che sáng gần như hoàn toàn, phẩm chất kém trong lâm phần; những cây bị sâu bệnh hại, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây phân cành thấp, cây cong queo không có triển vọng cung cấp gỗ lớn hoặc cây phân bố ở nơi có mật độ dày.

- Chọn cây để lại: là những cây ưu thế không bị chèn ép, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, phân cành cao, một thân, không bị sâu bệnh, không bị khuyết tật, có triển vọng cung cấp gỗ lớn.

- Phương pháp bài cây: bài cây trước khi chặt bằng sơn ở 2 vị trí sát gốc và vị trí 1,3m, theo một phía nhất định.

- Phương pháp tỉa thưa: chặt sát gốc cây, hướng cây đổ không ảnh hưởng tới cây giữ lại. Không chặt nhiều hơn 03 cây liền nhau trong một lần chặt tỉa thưa.

e) Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa

- Vệ sinh rừng: sau khi tỉa thưa tiến hành thu gom thân cây, cắt thành từng đoạn theo quy cách sản phẩm vận chuyển ra khỏi lô rừng. Thu dọn cành cây to ra khỏi khu rừng; cành cây nhỏ băm thành từng đoạn và dải theo băng.

- Vận xuất gỗ, củi bằng biện pháp cơ giới hoặc thủ công.

5. Chăm sóc rừng sau tỉa thưa

- Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây; thời điểm tỉa cành vào mùa khô để tránh ảnh hưởng của bệnh chết đứng.

- Bón phân: nếu đất nghèo dinh dưỡng (đất sét, tỷ lệ đá lẫn lớn) hoặc trồng rừng thâm canh cao, bón bổ sung 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc tỷ lệ tương đương) và 0,3 kg phân hữu cơ vi sinh /cây hoặc từ 0,3 đến 0,5 kg phân NPK /cây.

+ Cách bón: cuốc từ 4 đến 5 hố xung quanh và cách gốc cây từ 01 đến 1,5 m, kích thước hố bề mặt hình vuông, rộng từ 20 đến 30 cm, sâu từ 15 đến 20 cm, chia đều khối lượng phân bón cho từng hố, trộn đều với đất, vun vào 1/2 hố, phủ đất lên trên.

+ Thời điểm bón: bón phân vào mùa mưa hoặc đầu mùa sinh trưởng của cây.

6. Bảo vệ rừng

- Rừng trồng gỗ lớn cần được kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, phòng tránh khai thác trái phép hoặc chặt phá rừng.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh: khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.

- Phòng chống cháy rừng: phát dọn thực bì trước mùa khô, làm đường ranh giới lô, khoảnh, đường băng cản lửa. Xây dựng chòi canh lửa theo quy định bảo vệ rừng.

Đại biểu tham quan MH chuyển hóa rừng keo lai hom gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn 

7. Chu kỳ kinh doanh

Chuyển hóa rừng trồng Keo lai sang rừng trồng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh từ 10 đến 15 năm./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật chăm sóc cây Sa nhân dưới tán rừng trồng quế
Tiên Phước: Hiệu quả bước đầu của Đề án 548 về “Phát triển KTV-KTTT và DLST”
Triển vọng: Mô hình cải tạo vườn tạp ở xã Tam Ngọc thành phố Tam Kỳ
Triển vọng Mô hình trồng tiêu theo hướng hữu cơ sinh học ở tỉnh Sê Kông - Lào
Tam Kỳ: Tổng kết Sản xuất Nông nghiệp năm 2021, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2022
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Hội thảo tham vấn “ Bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển- Giải pháp giảm phát thải và phát triển kinh tế”
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre ngọt lấy măng (Phần 1)
Hội thảo: Chuyển đổi số trong Nông nghiệp–Cơ hội–Thách thức–Giải pháp
Triển khai tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ phân bón, vật tư chăm sóc các mô hình trồng trọt (năm 2022)
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756319

    Lượt trong ngày 4377
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 91
    Tổng số 6756319