Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả việc bảo vệ trái cây trong vườn bằng túi bọc chuyên dùng
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 09/06/2021 10:32 .Lượt xem: 2698 lượt.
Trái cây được bọc trong túi có thể tránh các loại sâu đục quả, ruồi vàng, tránh được các bào tử nấm bệnh lây lan trong không khí, do đó các nhà vườn không cần phải phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ trái, giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường và đạt chuẩn thực phẩm sạch - an toàn.

1. Lợi ích của túi bao trái cây

Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng biện pháp hóa học, sinh học, các nhà khoa học và chuyên gia bảo vệ thực vật còn khuyến cáo nhà vườn áp dụng biện pháp bao trái trên cây ăn quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu, bệnh gây ra;

Khi sử dụng túi bao trái cây ăn quả sẽ giúp nhà vườn hạn chế thiệt hại tối đa do côn trùng và sâu, bệnh tấn công gây ra các loại bệnh như: bệnh thán thư, ruồi chích quả, sâu đục quả; bệnh đốm trái do vi khuẩn tấn công, bệnh xì mủ trái...;

Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây ra, điểm khác biệt lớn nhất là khi bao trái sẽ giúp tăng thời gian bảo quản khoảng 5 ngày, năng suất thu hoạch tăng hơn 10% so với không bao trái. Mẫu mã quả đẹp, chất lượng tốt, khi bán rất được giá, lợi nhuận thu về cao hơn;

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp;

Vườn trồng mít được sử dụng túi bao quả để hạn chế sâu, bệnh hại tấn công

2. Cấu tạo của túi bao trái cây

- Phần xốp bên trong để bảo vệ cho quả không phải chịu các lực tác động cơ học làm cho vỏ bị sầy xước;

- Bên ngoài là túi bóng chuyên dùng ở phần đáy được thiết kế 2 lỗ để cho quả không bị bí khí và ứ đọng nước nhưng lại ngăn không cho sâu hại có thể xâm nhập;

- Phần trên miệng là dây chun cao su sử dụng rất tiện lợi;

3. Thời điểm bao trái và sử dụng loại túi bao

Đối với bưởi, chôm chôm, cam quýt….: Nên bao trái sau 20-40 ngày đậu trái
            Đối với nhãn, xoài, sầu riêng, mít…: Nên bao trái sau 40 ngày đậu trái 

Trước khi bao trái cắt tỉa những dé hoa còn sót không đậu quả, cắt bỏ các cành tăm, lá vô hiệu và những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái;

Hiện trên thị trường có nhiều loại túi bao được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: túi xốp sử dụng cho bao trái ổi, túi bao chuyên dùng sử dụng trên cây xoài, túi lưới dùng để bao nhãn, túi nilon... Các sản phẩm túi này được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tùy vào túi tiền và đặc tính sinh trưởng của loại cây trồng mà nông dân có thể chọn loại bao thích hợp, tránh tình trạng loại túi chuyên dụng cho loại cây ăn quả này nông dân lại sử dụng cho loại cây ăn quả khác;

Ngoài sử dụng các túi bao trái thông thường, nhiều nhà vườn còn sử dụng túi bao chuyên dụng có khả năng chuyển đổi sắc tố trên trái cây, làm cho trái cây có màu sắc lạ mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn;

3.1. Đối với ổi:

Dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, đục mỗi bao 10-15 lỗ nhỏ, trong đó có một số lỗ ở đáy bao để thoát nước đọng khi mưa hoặc tưới. Khi ổi ra trái được 15-20 ngày (trái cỡ 2cm), phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao trái;

3.2. Đối với bưởi:

Tùy theo loại giống, trái bưởi khi thu hoạch thường có trọng lượng từ 0,6 - 4,0kg/quả;

Khi quả bưởi lớn tới kích cỡ 2-3cm, dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm để bao trái;

Dùng giấy sẫm màu lót bên trong nilon thì khi chín, bưởi sẽ cho trái màu vàng nhạt rất đẹp;

3.3. Đối với xoài:

Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 200-300g thì dùng túi kích cỡ 10-15cm x 20-30cm;

Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 0,5-1,5kg thì dùng túi kích cỡ 15-20cm x 50-60cm;

Khi quả xoài đạt kích cỡ 2cm, dùng túi nilonđể bao trái;

Có thể dùng giấy kraft (loại giấy bao xi măng) lót thêm lớp giấy đen ở phía trong để bao loại xoài vỏ vàng;

Dùng giấy trắng bao các giống xoài có vỏ màu đỏ khi chín;


Sử dụng túi bao để bao quả xoài trong vườn nhằm hạn chế sâu, bệnh hại

3.4. Bao buồng chuối:

Khi các hoa chuối vừa nở hết, cắt phần hoa không có khả năng đậu quả sau, để vài ngày cho khô nhựa;

Tùy số nải có trong buồng chuối, mỗi nải chuối cần khoảng 20cm chiều dài túi, dùng túi nilon dài 1,8-2,5m để bao trái;

Công nhân bao buồng chuối để hạn chế sâu bệnh hại trong trang trại trồng chuối

4. Cách bao trái tiến hành bọc như sau

Cách thức bọc rất đơn giản, chúng ta chọn vị trí thoáng mát ngồi cho các túi xốp vào bên trong túi bóng và cho một dây chun cao su buộc vào miệng túi, khi công đoạn chuẩn bị đã xong chúng ta lồng bao bên ngoài trái hoặc chùm trái theo chiều từ dưới lên. Đầu dưới túi để hở tự nhiên (túi thủng 2 đầu) hoặc đục lỗ (nếu dùng túi hở 1 đầu) để thoát nước, tản nhiệt./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng rừng ngập mặn loài cây Dừa nước
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN LOÀI CÂY MẤM TRẮNG
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch Sa nhân dưới tán rừng
Kỹ thuật ghép đoạn chồi non cho cây ăn quả trong cải tạo vườn tạp
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TẠM THỜI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOAN ĐÀO (Prunus arborea (Blume) Kalkman)
TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĐẢNG SÂM XEN NGÔ NẾP TẠI XÃ CH’ƠM
Triển vọng từ mô hình trồng cây Giổi lấy hạt
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006749282

    Lượt trong ngày 1002
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 78
    Tổng số 6749282