Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

CÔNG ĐIỆN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG NAM
Người đăng: Đặng Ngọc Sơn .Ngày đăng: 23/09/2021 10:32 .Lượt xem: 816 lượt.
Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam: Hồi 04 giờ ngày 23/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên khoảng 330km, cách bờ biển Bình Định khoảng 340km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 560km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - cấp 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Trung Bộ nối với Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực biển Đông, nên từ ngày hôm nay 23/9 đến ngày 25/9 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cường độ mưa to đến mưa rất to tập trung chủ yếu từ chiều ngày 23 đến hết ngày 24/9. Tổng lượng mưa tại vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 300mm, vùng núi phía Bắc phổ biến từ 120 - 220mm, có nơi trên 250mm.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (có khả năng mạnh lên thành bão) và tình hình mưa lớn, sáng nay ngày 23/9/2021  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh  ban hành  công điện số 125/CĐ-BCHPCTT&TKCN theo đó yêu cầu Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, Ban, ngành và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

1.   Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết qua các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn; trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử http://pctt.quangnam.vn, trang Facebook Thông tin phòng chống thiên tai Quảng Nam, thông tin lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thông qua ứng dụng VRAIN trên điện thoại di động và địa chỉ http://Vrain.vn để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến Nhân dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh.

2.   Các Sở, Ban, ngành, địa phương chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong Phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 01/9/2021; Công văn số 5837/UBND-KTN ngày 01/9/2021 về sẵn sàng ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và theo tài liệu hướng dẫn Công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kèm theo Quyết định số 16/QĐ-TWPCTT ngày 23/8/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thông tin các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đã được Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cung cấp tại Công văn số 193/BCHPCTT&TKCN ngày 10/9/2021.

3.   Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển:

-   Tổ chức nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) từ 10h00 ngày 23/9/2021 cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường;

-  Tiếp tục thông báo cho tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào phạm vi ảnh hưởng hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm;

-  Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân vùng ven biển, trên đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 19h00 ngày 23/9/2021.

4.  Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương ven biển hướng dẫn kỹ thuật neo đậu, sắp xếp tàu thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản.

                5.  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố:

-  Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi (trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng xã hội, loa,…) về phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cấp huyện, cấp xã đến cộng đồng để Nhân dân biết, chủ động ứng phó;
         -   Phát huy phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng, chống thiên tai; triển khai lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở địa phương giúp Nhân dân di chuyển đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ Nhân dân nơi khó khăn;

-   Huy động lực lượng hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten,… đảm bảo an toàn; cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại do mưa lũ; hoàn thành trước 19h00 ngày 23/9/2021;

-  Kiểm tra, rà soát, chủ động di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực trên đảo, ven biển, ven sông, những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Ưu tiên đến mức tối đa hình thức di dời, sơ tán tại chỗ, xen ghép.

- Đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo Nhân dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như: nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu,... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn;

-   Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão;

-   Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn; kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất;

-  Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo Nhân dân tự dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày;

        -   Nghiêm cấm tàu thuyền, các đò ngang, đò dọc hoạt động trên các sông, suối, hồ chứa nước và các nơi ngập lũ sâu để chuyên chở người, hàng hóa;

-   Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra;

-   Thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, trên biển, các hồ chứa nước, chủ các phương tiện vận tải thủy, các đơn vị khai thác khoáng sản biết thông tin về tình hình bão và mưa lũ để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các phương tiện.

6.   Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải triển khai lực lượng tại các tuyến giao thông huyết mạch để hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến các phương tiện giao thông cơ giới đi lại an toàn. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục ngay các điểm bị sạt lở đất đá, cây cối ngã đổ trên đường bảo đảm thông tuyến, đi lại an toàn.

7.   Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn chủ động triển khai lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ Nhân dân kịp thời; giúp các địa phương thực hiện công tác sơ tán dân khi có tình huống xấu xảy ra.

8.   Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các Trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của áp thấp nhiệt đới (có khả năng mạnh lên thành bão) và mưa lớn.

9.  Sở Thông tin và truyền thông, Viễn thông Quảng Nam, Công ty Điện lực Quảng Nam chủ động phương án đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc, điện phục vụ chỉ đạo ứng phó với áp thấp nhiệt đới (có khả năng mạnh lên thành bão) và mưa lớn.

10.   Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình biết thông tin về tình hình áp thấp nhiệt đới (có khả năng mạnh lên thành bão), mưa lớn để chủ động các biện pháp ứng phó, có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, vật tư tại công trình; trường hợp không đảm bảo an toàn phải tổ chức di dời công nhân, phương tiện thi công đến nơi an toàn trước 19h00 ngày 23/9/2021; tổ chức kiểm tra, thực hiện đầy đủ biện pháp neo giằng, hạ tháp, đảm bảo an toàn đối với công trình có sử dụng cần trục tháp, vận thăng, thang máy.

11.   Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm chằng chống cơ sở vật chất nhà xưởng, bảo đảm an toàn tính mạng công nhân và người lao động trong doanh nghiệp.

Chủ động yêu cầu chủ doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho công nhân và người lao động nghỉ việc tùy tùy tình hình thực tế diễn biến của bão và mưa lũ.

12.   Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Đài Truyền thanh các địa phương tăng cường thời lượng, thường xuyên đưa tin về tình hình diễn biến thiên tai; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, các biện pháp phòng tránh về bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ huy ứng phó của các cấp chính quyền địa phương để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

13.  Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến của mưa, bão và thu thập, phân tích thông tin số liệu cung cấp cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ kịp thời công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

14.   Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ duy trì lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.

15.   Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

16.  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.

Nguồn tin: BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG NAM
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Trung tâm Khuyến nông: Phổ biến cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Nông Sơn
CÔNG ĐIỆN KHẨN Tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022
Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022
Một số biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất
HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
THÔNG ĐIỆP TUỔI 30 - NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM
THƯ CHÚC MỪNG CỦA BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN NHÂN KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (14/11/1945-14/11/2023)
Hội nghị VC-NLĐ Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam năm 2024
Thăm và chúc tết Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp Xuân Giáp Thìn.
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006755964

    Lượt trong ngày 4022
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 95
    Tổng số 6755964