Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Trung tâm Khuyến nông: Thực hiện các mô hình về phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng – Đoàn Thị Văn Công .Ngày đăng: 19/10/2022 14:51 .Lượt xem: 691 lượt.
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh về phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực theo Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai các mô hình trên nhiều lĩnh vực.

Trong đó, có mô hình đã đem lại hiệu quả, có ý nghĩa lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường và đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất.

          Về cây trồng chủ lực, các mô hình triển khai từ năm 2021 như là: Trồng thí điểm cây Măng cụt, với quy mô 14 ha, tại các huyện: Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức; Trồng và thâm canh cây Cam bản địa, qui mô 06 ha, tại xã Gari, Ch’ơm-Tây Giang và Trà Sơn-Bắc Trà My; Phát triển rừng trồng gỗ lớn, qui mô: 10 ha, mỗi điểm 02 ha, tại Tiên Phong, Tiên Mỹ, Tiên Lãnh-Tiên Phước, Quế Long, Quế Hiệp-Quế Sơn.


Vườn cây măng cụt đã trồng được 6 năm tuổi 

Về con vật nuôi chủ lực, mô hình Chăn nuôi bò thịt lai BBB kết hợp xử lý chất thải bằng men vi sinh, thực hiện được 2 năm 2021-2022, tại xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc và xã Điện Quang, Điện Hồng, thị xã Điện Bàn, quy mô: 82 con; Chăn nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơ tạo nông sản sạch, triển khai năm 2021 tại Nông Sơn và Phú Ninh, với quy mô 3.000 con, hỗ trợ 2 máy nghiền, ép viên thức ăn; Chăn nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơ ứng dụng IMO (vi sinh vật bản địa), qui mô 1.010 con, thực hiện trong năm 2022 tại Quế Sơn và Nông Sơn; Chăn nuôi Heo nái sinh sản đảm bảo an toàn sinh học và Chăn nuôi Heo nái sinh sản áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học phục vụ tái đàn, quy mô 39 con trong năm 2021-2022, tại Tiên Lộc, Tiên Phong- Tiên Phước; Dự án khuyến nông Trung ương “Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai...) theo VietGAHP”, năm 2021 triển khai với qui mô 6.000 con tại Phú Ninh, năm 2022 với qui mô 7.000 con tại Thăng Bình và cấp 3 chứng nhận VietGAHP/năm. Trong lĩnh vực thuỷ sản các mô hình triển khai năm 2021 như: Nuôi cá Diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện, qui mô: 300m3/4 lồng, tại Đông Giang, Nam Giang; Nuôi Cua xanh kết hợp với Tôm sú, Cá dìa, qui mô 1,8ha tại Núi Thành và Hội An; Nuôi cá Chim vây vàng lồng bè trên sông, qui mô: 150m3/2 lồng, tại Núi Thành; Dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên”, thực hiện mô hình nuôi cá Thát lát cườm lồng bè, với qui mô 200m3/3 lồng, tại xã Trà Sơn- Bắc Trà My.
Bò BBB chất lượng cao

Qua 2 năm triển khai, có một số mô hình đã được đánh giá cho hiệu quả cao, được ứng dụng và nhân rộng trong thực tế sản xuất. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người dân như: Chăn nuôi bò thịt lai BBB kết hợp xử lý chất thải bằng men vi sinh, việc chọn giống bò lai BBB đưa vào nuôi, dùng thức ăn tinh theo khẩu phần vỗ béo kết hợp với ủ chua thức ăn xanh trong chu kỳ nuôi. Thông qua mô hình, đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của bò thịt lai BBB giai đoạn 6-21 tháng tuổi. Bò BBB có đặc điểm lớn nhanh, nhiều thịt, thịt thơm, mềm, lại không tích mỡ. Hiện mỗi con bò lai BBB xuất chuồng, trọng lượng gấp 1,5 - 2 lần so với bò lai sind thông thường, tỷ lệ xẻ thịt cao, lợi thịt, màu thịt đẹp nên được thương lái ưa chuộng, thị trường đầu ra của bò thịt lai BBB dễ tiêu thụ hơn. Trong thời gian qua có một số hộ đã xuất chuồng, bò 6 tháng tuổi mua vào khoảng 22 triệu/con, sau 12 tháng nuôi, bò ở 18 tháng tuổi giá xuất bán từ 46 - 49 triệu đồng/con, trừ chi phí thu lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng/con tăng gấp 1,5 - 2 lần so với chăn nuôi bò thịt lai sind thông thường. Qua thời gian triển khai mô hình chăn nuôi bò BBB cho thấy: Một số huyện trên địa bàn tỉnh có đất đai màu mỡ nhiều phù sa thích hợp trồng cỏ, có diện tích bố trí trồng cỏ; có điều kiện đầu tư xây dựng chuồng trại; tổng đàn bò, số lượng đàn nái sinh sản và tỷ lệ bò lai cao, đàn nái nền có trọng lượng lớn thích hợp để phối tinh bò BBB; người chăn nuôi có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò… đây là tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Bò lai BBB thích nghi và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi dưỡng và khí hậu tại địa phương, khối lượng tăng trọng sau 6 tháng tuổi cao hơn nhiều so với các giống bò lai khác, giá trị kinh tế mang lại cao hơn so với các bò lai khác hiện đang nuôi trên địa bàn các huyện. Chăn nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơ tạo nông sản sạch, gà có tỷ lệ sống đạt 95%, lãi ròng 80- 90 triệu đồng/3.000 con, giá bán cao hơn so với gà nuôi ngoài mô hình 1,2 lần. Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai...) theo VietGAHP, lãi 20.380.000 đồng/1.000 con gà, tăng so với ngoài mô hình 2.830.000 đồng, tăng hơn 16%. Đối với thuỷ sản, nuôi cá Diêu hồng lồng bè trên hồ thủy điện, cá nuôi có tỷ lệ sống 70%, trọng lượng trung bình 0,5kg/con, năng suất đạt 35 kg/m3, lãi trên 80 triệu đồng/2 lồng nuôi. Qua mô hình nuôi cá lồng bè thực hiện của các năm cho thấy các đối tượng thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng bè trong hồ chứa lớn, hồ thủy điện; mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Mô hình đã phát triển mạnh và được nhân rộng tại các địa phương như: Bắc Trà My, Đại Lộc, Nam Giang… Nuôi cá Thát lát cườm lồng bè trên hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm, cá có tỷ lệ sống đạt 75%, trọng lượng đạt 0,65 kg/con, năng suất đạt 24,4 kg/m3, thu lãi 103.200.000 đồng/mô hình, bình quân 34,4 triệu đồng/lồng, hiệu quả kinh tế tăng 30% so với ngoài mô hình (nuôi cá diêu hồng lồng bè); mô hình ứng dụng con giống chất lượng, có giá trị kinh tế cao, chuyển giao kỹ thuật nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, tăng cường phòng bệnh, quản lý chất lượng nước bằng chế phẩm sịnh học, men vi sinh từng bước hướng tới việc nuôi theo quy trình VietGAP.

Song bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các mô hình cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định. Giống các loại cây trồng, con vật nuôi chủ lực hiện nay các cơ sở trong tỉnh chưa sản xuất được nhiều mà phải mua chủ yếu từ các tỉnh phía Nam, chi phí tăng cao, chất lượng chưa ổn định, hạn chế về khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, môi trường tỉnh Quảng Nam, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng, con vật nuôi. Đối với cây Măng cụt, Cam là những loại cây trồng lâu năm, thời gian thu hoạch lâu trong khi đó đầu tư, vật tư phân bón, công chăm sóc nhiều, nên người dân chưa mạnh dạn mở rộng quy mô, diện tích trồng. Hiện nay đầu ra các nông phẩm của tỉnh thị trường chưa được ổn định, chưa liên kết được với các doanh nghiệp, đại lý thu mua để bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định cho nông dân. Các hộ chưa sản xuất tạo sản phẩm đều đặn, ổn định, chất lượng để cung cấp cho thị trường.

Để việc phát triển và nhân rộng các cây trồng, con vật nuôi chủ lực trong thời gian đến đem lại hiệu quả bền vững các địa phương, hộ nông dân cần nỗ lực thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn trên cơ sở những định hướng của Tỉnh, Ngành nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực, xây dựng các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến; Các địa phương trong tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để nhân rộng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, gà an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, cây ăn quả, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, gắn với liên kết ngang và liên kết dọc theo chuỗi; Triển khai thực hiện mạnh mẽ các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, kinh tế vườn, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, thuỷ sản để nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, kêu gọi đầu tư và thu hút các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản để liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kết quả kiểm tra các mô hình Khuyến nông năm 2022
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng vừa là phương pháp quản lý vừa là giải pháp đảm bảo nguồn giống chất lượng
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
TẬP HUẤN: Tuyên truyền phổ biến Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006761998

    Lượt trong ngày 2161
    Hôm qua: 7895
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 42
    Tổng số 6761998