Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ TƯ DUY NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 01/02/2023 10:36 .Lượt xem: 458 lượt.
Ngày 28/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung của chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người nông dân và dân cư nông thôn. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hoá; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc…

Trong những năm qua, trước ảnh hưởng bất lợi của đại dịch Covid 19 cũng như biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản cho thấy vai trò của lĩnh vực nông nghiệp trở thành bệ đỡ của nền kinh tế và là yếu tố trụ cột để giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng hiện nay và dự báo trong những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp còn phải đối diện với nhiều khó khăn: Hầu hết các ngành hàng nông sản chủ yếu dựa vào lao động giản đơn; quy mô sản xuất nhỏ, giá thành cao, vì vậy lợi thế so sánh thấp; giá trị gia tăng thấp, hiệu quả sản xuất thu lại không cao; một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu được thì ở dạng thô,… Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên phát triển sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Một số biểu hiện cực đoan của thời tiết trong thời gian gần đây dã ảnh hướng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng/con vật nuôi và tác động tiêu cực tới năng suất, sản lượng thu hoạch, như: Tình trạng mưa, lạnh trái mùa, mưa đá, hạn hán gay gắt, xâm nhập mặn trên diện rộng,…

Ngành nông nghiệp với vai trò nền tảng quan trọng của quốc gia nhưng song hành cùng với những khó khăn hiện hữu, để phát huy giá trị của nông nghiệp, chúng ta cần có chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững không đơn thuần chỉ là một công đoạn độc lập mà là cả quá trình quản lý, duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển. Muốn xây dựng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững trong tương lai, chúng ta cần quan tâm vào 4 nội dung chủ đạo: (i) Hiện trạng nền nông nghiệp rất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, vì vậy cần tổ chức lại cho được sản xuất, trên cơ sở phát triển kinh tế tập thể để liên kết các đầu mối nhỏ lẻ (hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp liên kết với hộ trên phương diện có lợi cả đôi bên,…);(ii)phải tổ chức lại ngành hàng cho sản phẩm nông nghiệp, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, để liên minh, cùng thống nhất đề ra những định hướng chiến lược, khuyến nghị,… chứ không còn là tư duy mùa vụ; (iii)điều chỉnh giảm giá thành đối với các yếu tố cấu thành sản phẩm nông nghiệp (hay còn gọi là giá cả đầu vào), đồng thời kéo giá và ổn định đầu ra cho sản phẩm, làm được điều này thì giá trị gia tăng mới cao, tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đơn vị diện tích mặt nước sẽ nâng lên đáng kể; (iv)phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Đây là chủ trương lớn mà các văn bản ở tầm vĩ mô đã đề cập khá nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, để thay đổi tư duy và hiện thực hóa thành hành động cụ thể của quá trình chuyển từ “sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp", chúng ta cần hiểu nội hàm của từng cụm từ cụ thể: (1)Tư duy sản xuất nông nghiệp là tập trung tăng chỉ tiêu tăng diện tích trồng trọt, chăn nuôi, tăng năng suất để sản xuất càng nhiều sản lượng cây trồng hay số lượng vật nuôi càng tốt; (2)Tư duy kinh tế nông nghiệp là sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải cacbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tính toán cả đầu ra và đầu vào của việc sản xuất để đạt được mục tiêu kép: Một là giảm chi phí; hai là chất lượng tăng lên. Mặc dù sản lượng không cao bởi vì sản xuất hữu cơ và chế phẩm sinh học, nhưng quan trọng là mang lại giá trị cao hơn, giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn. Ví dụ: Khi sản xuất trên 1 ha đất trồng lúa trước đây phấn đấu đạt 5 - 7 tấn lúa/năm, gạo bán được 10 - 12 nghìn đồng/kg. Nay cũng trên 1 ha trồng lúa đó có thể chỉ thu được 5 - 6 tấn lúa nhưng gạo lại bán được 25 - 30 nghìn đồng/kg do chất lượng gạo cao hơn, an toàn hơn, được thị trường ưa chuộng. Như vậy, sản lượng có thể ít hơn nhưng giá trị thu được lại lớn hơn. Đồng thời, cần phải tính chi phí đầu vào và giá trị bán ra của sản phẩm thu được để hiệu giữa giá trị bán và chi phí vào càng lớn càng tốt (Hiệu quả sản xuất = Giá trị bán sản phẩm - Chi phí đầu tư).

Như vậy, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, sự cần thiết phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đây là điều kiện cần và đủ để nền nông nghiệp đảm bảo: Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, sản phẩm làm ra nhiều, không những đáp ứng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Về xã hội, người nông dân có đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, đảm bảo được nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, cuộc sống lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội. Về môi trường, không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và biển, đảm bảo cân bằng hệ sinh

Hy vọng rằng, từ định hướng chung đúng đắn cùng với sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng và quyết tâm của nhà nước các cấp, quá trình thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ được tác động mạnh mẽ để diễn ra nhanh, sớm và đạt đến tốc độ “thăng hoa”. Đây là nền tảng vững chắc để nông nghiệp phát triển bền vững, toàn diện./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG VÀ YÊU CẦU THÍCH ỨNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
GÓC NHÌN: Từ việc xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
VÙNG NÚI QUẢNG NAM VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA NGHỊ QUYẾT 12-NQ/TU NGÀY 20/7/2021 CỦA TỈNH ỦY
Đại hội Công đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và PTNT nhiệm kỳ 2023 - 2028
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG: Tính tất yếu và yêu cầu thực tiễn
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: Nhìn từ nhiều góc độ
Đôi điều về nghề Thú y !
Kết quả dự án Khuyến nông Trung ương "Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai ...) theo VietGAHP" thực hiện giai đoạn 2020 - 2022
Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức cấp Sở, huyện làm công tác xây dựng nông thôn mới
Triển khai mô hình Chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2023
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756913

    Lượt trong ngày 4971
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 98
    Tổng số 6756913