Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

GÓC NHÌN: Từ việc xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 02/03/2023 17:08 .Lượt xem: 480 lượt.
Với mục tiêu:(i)tăng cường công tác khuyến nông cơ sở, đặc biệt là cấp thôn, lấy tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp (HTX), doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, điển hình làm nền tảng để hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững;(ii)đồng thời, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cơ sở theo hướng hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho nông dân, dựa trên 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Chuyển giao KTCN tiên tiến; hỗ trợ phát triển HTX; thông tin thị trường, liên kết sản xuất, đa dạng hóa chức năng và phương thức hoạt động khuyến nông. Ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2396/QĐ-UBND về Kế hoạch xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025. Với tinh thần quyết tâm của địa phương cấp huyện, xã; sự hướng dẫn chu đáo, tiếp sức nhiệt tình của ngành nông nghiệp cùng với khí thế hưởng ứng tích cực của toàn thể cộng; sau 6 tháng triển khai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Công tác triển khai xây dựng Kế hoạch Tổ khuyến nông cộng đồng cấp huyện: Tính đến nay đã có 18/18 huyện, thị, thành phố ban hành Kế hoạch xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng. Hiện nay, đã có 260 Tổ khuyến nông cộng đồng được công nhận. Trong đó, một số huyện đạt từ 50 đến 103% số thôn có Tổ khuyến nông cộng đồng được công nhận (điển hình như huyện Bắc Trà My: 23 tổ/46 thôn (50%); huyện Nam Trà My: 35 tổ (54%); huyện Nông Sơn: 30 tổ/29 thôn (103%). Sau khi được UBND cấp xã công nhận, các Tổ đang trong giai đoạn định hình, kết nối và đang được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn, nâng cao năng lực thông qua các lớp tập huấn kỹ năng khuyến nông, trang bị kiến thức kỹ thuật cây trồng, con vật nuôi, cấp phát sổ tay khuyến nông,… Nhìn chung, thành viên các tổ KNCĐ bước đầu phấn khởi, tinh thần học hỏi, chia sẻ kỹ thuật trong cộng đồng thể hiện rõ. Hy vọng trong tương lai, đây là các hạt nhân giúp cho những người sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận kỹ thuật, kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm dễ hơn.

Kết quả trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thành lập Tổ KNCĐ

Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông đã chủ động làm việc với 7 huyện có 15 xã về đích nông thôn mới trong năm 2022-2023 nhằm hướng dẫn, triển khai xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng, chia sẻ những khó khăn từ thực tiễn sản xuất, ghi nhận các đề xuất của địa phương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; đồng thời khảo sát nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Tổ KNCĐ (đối tượng cây/con nào địa phương có nhu cầu, kỹ năng khuyến nông, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp,…). Song hành, Trung tâm cũng đã phối hơp với QRT tuyên truyền một số hoạt động về xây dựng Tổ KNCĐ trên địa bàn tỉnh thông qua phóng sự, tin bài…trong một số chương trình của Đài truyền hình Quảng Nam nhằm giới thiệu và phổ biến để các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…), cá nhân có tâm huyết với nông nghiệp, yêu thích nghề nông, gắn bó với cộng đồng,…biết để tham gia thành viên của Tổ KNCĐ. Đồng thời, thành lập nhóm zalo Tổ KNCĐ Quảng Nam, với 135 thành viên tham gia nhằm chia sẻ nhiều quy trình kỹ thuật nuôi/trồng, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, con vật nuôi phục vụ sản xuất; các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng đối tượng; chia sẻ nhiều văn bản hướng dẫn, thông báo,…về các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; dự báo thời tiết, khí hậu, phòng chống thiên tai,…Nhóm zalo được nhiều thành viên đánh giá rất hữu ích và mong muốn duy trì lâu dài. Trung tâm khuyến nông đã biên soạn, in ấn hơn 1.100 cuốn Tổ tay khuyến nông và cấp phát đến các thành viên tham gia tổ khuyến nông cộng đồng và các cá nhân làm công tác khuyến cấp huyện, xã. Sổ tay gồm 200 trang, đóng cuốn lò xo trong đó gồm 60 trang chứa đựng nhiều nội dung bổ ích như thông tin kết nối từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phòng nông nghiệp/Trung tâm Kỹ thuất nông nghiệp cấp huyện, các quy trình kỹ thuật cần thiết cho sản xuất, một số văn bản liên quan đến xây dựng Tổ KNCĐ và 140 trang giấy kẻ để người có thể ghi chép nhưng nội dung/thông tin cần thiết.

Về tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Tổ KNCĐ: Trong những tháng cuối năm 2022, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 330 thành viên/11 lớp tại 11 xã/7 huyện về đích nông thôn mới trong năm 2022-2023, mỗi lớp được tập huấn 2 ngày cho các anh chị tham gia Tổ KNCĐ hoặc dự kiến tham gia Tổ trong trong thời gian đến. Qua các lớp tập huấn trong đợt này, các thành viên tổ KNCĐ được trang bị nhiều kiền kiến thức về kỹ thuật nuôi, trồng các loại cây con phù hợp với thỗ nhưỡng, khí hậu tại địa phương và nhu cầu thị trường tiêu thụ; kỹ thuật phòng chống các bệnh thường gặp đối với cây/con; trang bị kỹ năng khuyến nông (kỹ năng tập huấn cho người lớn tuổi, tập huấn khuyến nông có sự tham gia, thiết kế bài giảng cho học viên là nông dân, kỹ năng dẫn dắt và thuyết phục nông dân tham gia các mô hình trình diễn, thực hành,…); phương pháp lập kế hoạch khuyến nông; giới thiệu về chuyển đổi số và áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp,…

Những cản trở khi triển khai kế hoạch xây dựng Tổ KNCĐ: Qua làm việc trực tiếp với các địa phương (7 huyện) và báo cáo tiến độ của triển khai kế hoạch xây dựng Tổ KNCĐ của các huyện, thị, thành phố, chúng tôi nhận diện một số khó khăn, hạn chế từ thực tiễn như sau:(1)về tư duy trong triển khai xây dựng Tổ KNCĐ: Mặc dù trong các văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo và Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nêu rõ các Tổ KNCĐ xây dựng trên tinh thần tự nghuyện, được UBND cấp xã công nhận. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các địa phương còn thiên theo hướng Nhà nước là chủ thể thành lập Tổ KNCĐ, chưa định hướng rõ đây là tổ tự nguyện được xây dựng từ cộng đồng với sự tham gia của những người cùng chung tâm huyết về nông nghiệp, sở thích nghề nông nhằm cùng nhau giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về sản xuất, liên kết tiêu thụ,… nhằm phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho mỗi gia đình. Nhìn tổng thể, đối với các địa phương, có sự tham gia của Hội nông dân hoặc Hội phụ nữ vào Tổ KNCĐ thì phong trào xây dựng tổ khá mạnh và sôi nổi, điều này cho thấy việc xây dựng các tổ nhóm cộng đồng rất cần sự chia sẻ kỹ năng hoạt động từ các hội, đoàn thể. (2)về nguồn lực: Trong thời gian đầu mới xây dựng các Tổ KNCĐ còn hạn chế điều kiện (nguồn lực) để thực hiện một số hoạt động cụ thể ban đầu nên chưa thể hiện được vai trò, kết quả trong thực tiễn.

Những nội dung cần sự quan tâm từ các cấp chính quyền: UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND cấp huyện có Chương trình phối hợp với các hội đoàn thể cấp huyện, xã để triển khai xây dựng Tổ Khuyến nông cộng đồng thuận lợi. Để tiếp sức trong những năm đầu xây dựng Tổ KNCĐ, UBND tỉnh cần ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí đi lại cho các thành viên tham gia Tổ KNCĐ hoặc đề án hỗ trợ thực hiện các hoạt động tại cơ sở để các Tổ có nguồn lực thực hiện các hoạt động nền tảng. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành nông nghiệp của huyện phối hợp với Tổ KNCĐ trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sự nghiệp, chương trình, mô hình, hoạt động,… tại địa phương./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
VÙNG NÚI QUẢNG NAM VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA NGHỊ QUYẾT 12-NQ/TU NGÀY 20/7/2021 CỦA TỈNH ỦY
Đại hội Công đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và PTNT nhiệm kỳ 2023 - 2028
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG: Tính tất yếu và yêu cầu thực tiễn
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: Nhìn từ nhiều góc độ
Đôi điều về nghề Thú y !
Kết quả dự án Khuyến nông Trung ương "Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai ...) theo VietGAHP" thực hiện giai đoạn 2020 - 2022
Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức cấp Sở, huyện làm công tác xây dựng nông thôn mới
Triển khai mô hình Chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2023
Nâng cao kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch khuyến nông và chuyển đổi số ngành nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông Cộng đồng.
Bảo tồn cây bản địa Gụ Lau ở Quảng Nam
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006756937

    Lượt trong ngày 4995
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 103
    Tổng số 6756937