Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

VÙNG NÚI QUẢNG NAM VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA NGHỊ QUYẾT 12-NQ/TU NGÀY 20/7/2021 CỦA TỈNH ỦY
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 13/03/2023 10:51 .Lượt xem: 465 lượt.

Tiềm năng vùng Tây Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với dạng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển…đã tạo nên vành đai tiểu khí hậu khác nhau với các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh có đặc điểm: Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, đa dạng về tổ thành loài, với nhiều loại thực vật quý hiếm, đặc biệt là nguồn cây dược liệu rất phong phú. Theo số liệu của Viện dược liệu, thuộc Bộ Y tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có trên 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc, trong đó có 36 loài cây thuốc hiện nằm trong “Sách đỏ Việt Nam”. Những loại dược liệu quý được phát hiện ở Quảng Nam như: Sâm Ngọc Linh, Ngũ vị tử, Ba kích, Đảng sâm, Giảo cổ lam, Sa nhân, Hoàng đắng, Cẩu tích, Lan kim tuyến, Đại hồi, Màng tang...Mới đây còn phát hiện thêm 4 loài cây thuốc chưa có tên trong danh mục cây thuốc Việt Nam, đó là: Dù dẻ đỏ, Khế đất, Gờ rồng và Ba chạc lá đỏ. Vùng núi phía tây Quảng Nam có diện tích khá lớn, chiếm gần 3/4 đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất lâm nghiệp có khoảng 667.349ha (chiếm 63,11% đất tự nhiên), bao gồm: Đất rừng sản xuất 228.310 ha, đất rừng phòng hộ 309.188 ha, đất rừng đặc dụng 129.851ha  (chiếm 21,59%; 29,24%;12,28% diện tích đất tự nhiên).với nguồn tài nguyên thực vật và động vật phong phú, đa dạng và tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 69%, có tác dụng to lớn và quyết định trong phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, là lá chắn xanh cho sự phát triển của vùng động lực phía Đông; đồng thời còn là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế - xã hội, chứa đựng nhiều tiềm năng về nguồn dược liệu tự nhiên, phục vụ cho con người trong xu thế tiêu dùng, phục vụ sức khỏe thân thiện môi trường. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các bản sắc văn hóa đa dạng của nhiều tộc người. Do vậy, phát triển kinh tế - xã hội miền núi không những vực dậy tiềm năng khu vực Tây Quảng Nam, mà còn bổ trợ, giữ gìn cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của vùng động lực kinh tế phía Đông.

Mục tiêu hướng đến

Nhận thấy được tiềm năng, phân tích được lợi thế và đánh giá được tầm quan trọng của vùng miền núi, Tỉnh ủy Quảng Nam tiếp tục ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 20/7/2021 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định hướng một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Với mục tiêu:(1) Phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của miền núi và huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân gắn với giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên, khoáng sản, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS và miền núi.(2)Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Thu hẹp dần khoảng cách về mức thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh so với bình quân chung của cả nước; đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tập trung nguồn lực để sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng nguy cơ cao về thiên tai; đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Kết quả bước đầu

Mặc dù hiện thực hóa Nghị quyết vào thực tiễn trên vùng núi khó khăn là điều không dễ, tuy nhiên với quyết tâm của chính quyền các cấp và sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, bước đầu Nghị quyết cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2022, nhóm dự án về phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 9 huyện miền núi hơn 2.206 tỷ đồng (chiếm 31% vốn đầu tư toàn tỉnh), trong đó ngân sách Trung ương hơn 975,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 1.231 tỷ đồng, tập trung bố trí thực hiện các Nghị quyết HĐND tỉnh, ưu tiên thanh toán khối lượng cho 24 công trình hoàn thành, 63 công trình chuyển tiếp và khởi công mới 18 công trình. Tiếp tục đầu tư hoàn thành các khu tái định cư miền núi, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với phát triển vùng nguyên liệu, các công trình giao thông, thủy lợi, kè chống sạt lở miền núi, bảo vệ phát triển rừng, tăng cường năng lực PCCC rừng, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa phận các huyện miền núi… tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất và lưu thông hàng hóa của người dân.

Về nhóm dự án sắp xếp dân cư, ổn định chỗ ở phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu: Tổng kế hoạch vốn bố trí thực hiện hơn 50,2 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 28,1 tỷ đồng; năm 2022 đã hỗ trợ sắp xếp dân cư cho 345 hộ/kế hoạch 595 hộ và 3 hộ di dời chỉnh trang tại chỗ, gồm 154 hộ xen ghép và 171 hộ tập trung, trong đó có 325 hộ di dời khẩn cấp do thiên tai. Trong đó một số địa phương thực hiện khá tốt Nam Trà My (74%) Nam Giang (89,2%), Đông Giang (89,6%), Bắc Trà My (93,6%), Hiệp Đức (78,5%), Tiên Phước (78%).   

Đối với nhóm dự án bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế rừng và lâm sản ngoài gỗ: Đến cuối năm 2022, diện tích rà soát, bổ sung vào chi trả dịch vụ môi trường rừng là hơn 28.900ha; đã có 10 địa phương, đơn vị đề nghị phân bổ kinh phí quản lý, bảo vệ rừng, với tổng diện tích là 197.793ha, nhu cầu kinh phí hơn 40.782 triệu đồng; UBND tỉnh đã phân bổ 20.393 triệu đồng (50% nhu cầu) để triển khai thực hiện.

Nhóm dự án về phát triển du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hình thành các khu du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao đã thu hút được một số dự án của nhà đầu tư, đang trong giai đoạn thẩm định. Ngoài ra, các địa phương đã thu hút đầu tư phát triển du lịch miền núi, xây dựng các làng văn hoá nhằm kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống bản địa để phát triển du lịch, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, phát triển các mô hình làng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...

Nhóm dự án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại những bước chuyển ban đầu trong việc sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi của nhân dân./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đại hội Công đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và PTNT nhiệm kỳ 2023 - 2028
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG: Tính tất yếu và yêu cầu thực tiễn
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: Nhìn từ nhiều góc độ
Đôi điều về nghề Thú y !
Kết quả dự án Khuyến nông Trung ương "Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai ...) theo VietGAHP" thực hiện giai đoạn 2020 - 2022
Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức cấp Sở, huyện làm công tác xây dựng nông thôn mới
Triển khai mô hình Chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2023
Nâng cao kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch khuyến nông và chuyển đổi số ngành nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông Cộng đồng.
Bảo tồn cây bản địa Gụ Lau ở Quảng Nam
Kết quả chuyến Tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trong nước năm 2023
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006757627

    Lượt trong ngày 5685
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 112
    Tổng số 6757627