Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

NUÔI TÔM NƯỚC LỢ: Những khó khăn năm 2023 và nhiệm vụ của địa phương năm 2024
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 11/03/2024 18:29 .Lượt xem: 345 lượt.
Để nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng nuôi tôm nước lợ và định hướng tổ chức sản xuất lại ngành nuôi tôm đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2024; ngày 23 tháng 02 năm 2024, tại tỉnh Bạc Liêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2024”.

Tại Hội nghị, đại biểu tập trung phân tích những khó khăn, thuận lợi và dự báo những thách thức trong thời gian đến của ngành tôm nước lợ. Năm 2023, trong bối cảnh không mấy thuận lợi nhưng các địa phương, hội/hiệp hội và sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023 đã đạt kết quả với diện tích thả nuôi 737 nghìn ha (bằng 100% so với năm 2022), sản lượng thu hoạch 1,12 triệu tấn (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022) và khoảng 153 tỷ con tôm giống. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành tôm đã đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan, như: Dư âm từ sau đại dịch Covid-19; xung đột giữa Nga và Ucraina kéo dài; giá vật tư, xăng dầu, thức ăn thủy sản tăng; Ngành tôm thế giới cung vượt cầu trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm dẫn đến giá bán nguyên liệu giảm sâu; nhiều quốc gia/thị trường nhập khẩu ban hành các quy định, tiêu chuẩn đối với sản phẩm thủy sản ngày càng khắt khe (EU, Nhật Bản, Trung Quốc ...); Mỹ điều tra về trợ cấp đối với tôm nước ấm của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ngành tôm vẫn còn những tồn tại như tổ chức liên kết nuôi tôm còn lỏng lẻo, giá thành sản xuất cao và cân đối cung cầu thiếu ổn định. Năm 2024, dự báo ngành hàng tôm sẽ tiếp tục có những khó khăn về cạnh tranh thương mại, các yêu cầu mới của thị trường về bảo vệ môi trường, an sinh động vật, phát triển vền vững. Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện từ cuối năm 2023, 2 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 01/2024 đạt gần 750 triệu USD tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 242 triệu USD, tăng 71%, cá tra đạt 165 triệu USD, tăng 97%, cá ngừ 79 triệu USD, tăng 57%, mực, bạch tuộc 63 triệu USD, tăng 45%, các loại cá khác tăng 50%. Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng từ 10% đến 15% trong năm nay bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục, vì vậy sẽ là năm ngành hàng, các khâu của chuỗi giá trị cần phải tăng tốc.


Ao nuôi tôm lót bạc tại xã Tam Tiến

Để tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn, tổ chức sản xuất hoàn thành kế hoạch năm 2024, phát triển ngành tôm nước lợ hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và những biến động của thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan và hội, hiệp hội khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ mang tính nền tảng, đột phát,…nhằm quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển ngành tôm nước lợ. Đối với hệ thống khuyến nông và địa phương cấp tỉnh, Bộ đề nghị tập trung vào các nội dung sau:

Về khuyến nông: Tổ chức tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi tôm hiệu quả, mô hình liên kết chuỗi giá trị trong nuôi tôm, mô hình nuôi giảm giá thành, mô hình nuôi theo chứng nhận chất lượng và đạt chứng nhận chất lượng phù hợp với trình độ quản lý, kỹ thuật nuôi tôm ở những vùng/địa phương khác nhau.


Ao nuôi tôm theo phương pháp 2 giai đoạn tại Tam Hòa

UBND cấp tỉnh ven biển sản xuất tôm nước lợ chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan: (i) Bổ sung nguồn lực và chỉ đạo các cơ quan quản lý thủy sản địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật, đặc biệt kịp thời triển khai Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐCP ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt, ban hành. (ii) Quản lý tốt giống và vật tư đầu vào, nuôi tôm thương phẩm về điều kiện nuôi, điều kiện cơ sở sản xuất giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; về chất lượng, sản lượng và lưu thông vật tư đầu vào phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. (iii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: An toàn thực phẩm; sản xuất, lưu thông và sử dụng giống, thuốc, hóa chất, sản phẩm xứ lý cải tạo môi trường trong nuôi tôm, kiên quyết xử lý sai phạm (nếu có). (iv) Thực hiện có hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. (v) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả (nuôi nhiều giai đoạn; nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao...) và các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hiệu quả. (vi) Tổ chức liên kết sản xuất giữa các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi tôm trên địa bàn; triển khai các biện pháp giảm giá thành sản xuất và phát triển đa dạng sản phẩm tôm nuôi. Những địa phương trọng điểm nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng, tôm hữu cơ, cần duy trì diện tích nuôi theo phương thức này; đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tăng năng suất, sản lượng nuôi để phát huy lợi thế của tôm sú. (vii) Tổ chức đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao thực hiện tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 và các kế hoạch triển khai của địa phương, đồng thời báo cáo đề xuất, kiến nghị các biện pháp triển khai (nếu có) đảm bảo mục tiêu đặt ra; Chuẩn bị công tác tổng kết vào năm 2025. (viii) Quan tâm phân bổ đủ nguồn nhân lực, kinh phí và chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong chuỗi tôm, tận dụng các nguồn lực xã hội, quốc tế; Tham mưu đề xuất, phân bổ nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản để giải quyết những vấn đề tồn tại về an toàn sinh học, môi trường, an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản, triển khai hoàn thành kế hoạch ngành tôm năm 2024 của địa phương./.


[Trở về]
Các tin mới hơn:
NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI QUẢNG NAM
CHUYỂN ĐỔI SỐ: Đi vào trong sinh hoạt chuyên đề Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
SÔNG ĐẦM TAM KỲ: Hy vọng về Hệ sinh thái đất ngập nước và Khu bảo tồn đa dạng sinh học
Hội thảo chuyên đề “ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”..
Khám sức khỏe định kỳ cho viên chức và người lao động Trung tâm Khuyến nông
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết làm việc với Đảng ủy sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây keo lai đầu dòng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỔ CHỨC HỘI THẢO: “Kinh nghiệm canh tác trên sa mạc của Israel”
Kết quả phát triển rừng và lâm sản ngoài gỗ từ Nghị quyết số 12-NQ/TU: Sau 3 năm nhìn lại
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006749781

    Lượt trong ngày 1501
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 51
    Tổng số 6749781