Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa
Người đăng: Đoàn Thị Văn Công .Ngày đăng: 14/06/2024 14:41 .Lượt xem: 114 lượt.
Ngày 11/6/2024,Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam phối hợp với UBND xã Axan tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa vụ hè thu tại miền núi.

Hình 1: Toàn cảnh lớp tập huấn tô chức tại UBND xã Axan - Tây Giang

Nhằm giúp cho cán bộ Ban nông nghiệp xã, cộng tác viên kỹ thuật khuyến nông, các hộ tham gia thực hiện mô hình và bà con nông dân thôn Ariing xã Axan tiếp cận khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa”. Lớp tập huấn tổ chức tại UBND xã Axan với hơn 30 học viên tham dự. Nội dung lớp tập huấn đi sâu truyền đạt theo từng chuyên đề như: Kỹ thuật làm đất, lên luống trước khi gieo mạ; Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống trước khi gieo mạ và Kỹ thuật gieo, chăm sóc mạ trước khi cấy. Tài liệu sử dụng trong tập huấn có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, với nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, cập nhập các thông tin mới, kiến thức và văn bản mới, phù hợp với trình độ của học viên và đáp ứng yêu cầu của lớp tập huấn. Phương pháp giảng dạy như học lý thuyết kết hợp với thực hành, đưa ra chủ đề sinh động thảo luận nhóm, giảng dạy có sự tham gia thực hành, hướng dẫn cho các học viên thực hành ngay tại đồng ruộng;

Mô hình được triển khai ở thôn Ariing xã Axan, huyện Tây Giang với quy mô 3,0 ha/31 hộ dân tham gia. Giống lúa Xươn là loại giống bản địa được bà con ở các xã vùng cao của huyện lưu giữ và sản xuất theo phương thức truyền thống, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, sinh trưởng, phát triển khỏe; có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết, cứng cây, chống đổ tốt; ít bị bệnh đạo ôn, sâu đục thân, rầy nên giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giúp cho hạn chế ô nhiễm môi trường và sức khỏe người sản xuất.

Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% giá trị phân bón bao gồm: phân Urê, Lân, Kali clorua và NPK (16-16-8), được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn liên kết theo chuỗi từ đầu vào đến đầu ra, theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện... 

Ông Zơrâm Nhứa - Ban nông nghiệp xã cho hay, hiện nay ở xã Axan tổng diện tích lúa nước là trên 85ha, trong nhiều năm gần đây các ban ngành làm công tác nông nghiệp huyện Tây Giang đã triển khai tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa nước trên địa bàn xã, cho nên hiện nay nhiều hộ dân đã biết chọn giống lúa canh tác lúa nước theo mùa vụ và biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc lúa nên cho năng suất từ 4-4,2 tấn/ha. Nhiều hộ đã có gạo dôi dư để bán lại cho đồn Biên phòng.

Hình 2: Hiện nay các hộ nông dân xã Axan đã thạo kỹ thuật gieo mạ, cây lúa canh tác lúa nước ruộng bậc thang

Theo chủ trưởng của huyện Tây Giang đất trồng lúa của xã Axan hầu hết được quy hoạch để nhân giống lúa đặc sản của đất Tây Giang là lúa Xươn để vừa bảo tồn giống lúa quý của người Cơtu, vừa “nuôi” chủ trương phát triển loại gạo đặc sản dẻo thơm này thành hàng hóa, xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị, người nông dân tham gia mô hình sẽ trở thành đơn vị cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp, doanh nghiệp là đơn vị tư vấn, trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện là đơn vị kết nối, hỗ trợ, tư vấn, chỉ đạo kỹ thuật cho nông dân để nâng cao kỹ năng sản xuất, hiệu quả sản xuất. Mô hình hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác, khắc phục tình trạng bỏ ruộng, giúp người dân thêm tin tưởng, gắn bó với đồng đất quê hương./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006529463

    Lượt trong ngày 8362
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 186
    Tổng số 6529463