Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Ngô thay lúa
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 10/10/2014 04:51 .Lượt xem: 47952 lượt.
Tỉnh Quảng Nam có diện tích trồng ngô trên 12.000 ha, tiềm năng còn có thể mở rộng nhờ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ngô thay lúa
Trồng ngô cho lãi cao tại xã Tam An

Nhằm từng bước giúp nông dân tiếp cận TBKT vào SX và tạo mô hình chuyển đổi có hiệu quả, vụ HT 2014 Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) phối hợp với Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Nam xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.

Mô hình được triển khai tại thôn An Mỹ 1 và An Mỹ 2, xã Tam An, huyện Phú Ninh với diện tích 20 ha (chân đất cát pha, không chủ động nước), 120 hộ tham gia. Sau khi thu hoạch lúa ĐX, bà con tiến hành làm đất gieo trỉa, sử dụng giống ngô lai SSC 586.

Mật độ gieo đạt 65.000 - 70.000 cây/ha, hàng cách hàng 65 - 70 cm, cây cách cây 25 - 30 cm, mỗi hốc 1 hạt. 1 sào Trung bộ bón phân chuồng hoai mục 500 kg (hoặc 50 kg phân hữu cơ vi sinh) và vôi 25 kg; đạm urê 18 - 20 kg, lân 25 - 30 kg, kali 8 - 10 kg...

Qua theo dõi cho thấy ngô SSC 586 phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi. TGST 88 ngày, năng suất 74 tạ/ha. Hạch toán trồng lúa đầu tư hết 18,5 triệu đồng, ngô 24,6 triệu đồng. Tổng thu nhập 1 ha lúa đạt 25,6 triệu đồng, ngô đạt 44,4 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư thì trồng lúa cho lãi ròng 7,1 triệu đ/ha, ngô lãi 19,7 triệu đ/ha.

Ông Lương Đinh, thôn An Mỹ 2, xã Tam An chuyển 4 sào lúa sang trồng ngô cho biết, diễn biến thời tiết vụ HT rất phức tạp. Đầu vụ nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến việc xuống giống và tỷ lệ nảy mầm cũng như các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Đất trồng lúa chuyển đổi sang cây trồng cạn phải được cày bừa nhuyễn, mịn, sạch cỏ dại, không được vón cục…

“Để tăng năng suất ngô cần phải quy hoạch vùng SX tập trung, tách riêng những cánh đồng trồng lúa và ngô nhằm tránh úng cục bộ. Sử dụng đồng bộ giống trên một cánh đồng, áp dụng cùng lịch thời vụ để thuận lợi khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng cơ giới hóa làm đất và thu hoạch...”, ông Đinh chia sẻ.

Tỉnh Quảng Nam có diện tích trồng ngô trên 12.000 ha, tiềm năng còn có thể mở rộng nhờ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến cáo bà con chuyển đổi đất SX lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.Vì đây là cây trồng có đầu ra tương đối ổn định.

ĐẮC THÀNH

Nguồn tin: http://nongnghiep.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình trồng ngô trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nước
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng măng tây xanh an toàn tại Quảng Nam
Quảng Nam: Trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi
Cây trồng cạn “bén duyên” đất lúa
Kỹ thuật trồng Gừng trong bao
Triển vọng từ giống lúa SV 181 trên vùng đất Quảng Nam
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
Quảng Nam: Hình thành liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất thâm canh sắn bền vững trên chân đất lúa nước trời.
Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751479

    Lượt trong ngày 3199
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 37
    Tổng số 6751479