Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nước
Người đăng: Đặng Phước Dũng .Ngày đăng: 22/10/2014 10:47 .Lượt xem: 50520 lượt.
Từ tháng 5-10/2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Quảng Nam đã triển khai thực hiện 4 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học (Trychoderma sp) sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nước tại 4 huyện miền núi cao: Bắc Trà My, Nam Trà My, Nam Giang và Tây Giang.


Mô hình được triển khai 5ha, gồm 40 hộ tham gia. Kết quả cho thấy, mô hình rất phù hợp với đồng bào miền núi, giúp bà con tận dụng được rơm rạ vụ đông xuân 2013-2014 và nguyên liệu sẵn có tại địa phương miền núi như cây bạc đầu, dây leo, lá sầu đông, lá sắn, phân gia súc… để ủ thành phân hữu cơ, bón cho cây lúa nhằm tăng năng suất cây lúa, đồng thời tăng thu nhập, giải quyết một phần về lương thực tại chỗ cho đồng bào thiểu số tại địa phương.


Trước khi gieo cấy vụ hè thu, các hộ tham gia mô hình đã được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN Quảng Nam, các Trạm tập huấn kỹ thuật, ủ rơm rạ, cây xanh, phân gia súc với men Trichorderma và sản xuất lúa nước rất kỹ để bà con nông dân tham gia thực hiện đúng kỹ thuật như mô hình yêu cầu.

 

Ngày 29/9/2014, Trạm DVKTTHNN Bắc Trà My đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình tại xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My. 


Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, qua so sánh diện tích sản xuất lúa có phân hữu cơ (ủ men vi sinh) và diện tích sản xuất không có phân hữu cơ (không có men vi sinh – ruộng đối chứng) trên cùng giống Q.Nam 9, cho thấy: Diện tích sản xuất lúa có bón phân hữu cơ (ủ men vi sinh) năng suất đạt 44 tạ/ha, diện tích sản xuất lúa ngoài mô hình của dân chỉ đạt 30 tạ/ha. Trong suốt quá trình sản xuất, lúa của ruộng mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hơn lúa ngoài mô hình. Theo báo cáo của Trạm DVKTTHNN Bắc Trà My, ruộng lúa trong mô hình lãi hơn ngoài mô hình là 6.215.000 đồng, với 5ha, mô hình thu lãi 31.075.000 đồng.


Từ hiệu quả bước đầu của mô hình sản xuất phân hữu cơ tại chỗ bằng phương pháp ủ men để bón ruộng, thâm canh cây lúa, giúp năng suất lúa đạt cao hơn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, đồng thời giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của ruộng lúa.



Đặng Phước Dũng

Nguồn tin: http://khuyennongvn.gov.vn/
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng măng tây xanh an toàn tại Quảng Nam
Quảng Nam: Trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi
Cây trồng cạn “bén duyên” đất lúa
Kỹ thuật trồng Gừng trong bao
Triển vọng từ giống lúa SV 181 trên vùng đất Quảng Nam
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
Quảng Nam: Hình thành liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất thâm canh sắn bền vững trên chân đất lúa nước trời.
Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751497

    Lượt trong ngày 3217
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 51
    Tổng số 6751497