Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 05/11/2014 14:26 .Lượt xem: 2145 lượt.
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loại động vật săn bắn được để lấy thịt ăn, còn xương nấu thành cao làm thuốc bồi bổ sức khoẻ và chữa trị rất hiệu quả rất nhiều bệnh tật. Ngày nay, ngành Đông dược vẫn kế thừa các biện pháp chế biến xương động vật thành các loại cao để làm thuốc chữa bệnh. Xin giới thiệu những nét cơ bản về tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật thường gặp.

Cao xương dê

Còn gọi là dương cốt. Tên khoa học là OS Caprace. Bộ phận dùng nấu cao là toàn bộ xương các loại dê phơi khô. Đông y cho rằng xương cao dê tính ấm, vị mặn; đi vào kinh can, tì, thận. Tác dụng trị liệu: làm thuốc bồi bổ máu, phụ nữ sau sinh cơ thể gầy yếu, ăn kém, ít sữa. Dùng Xương dê nấu thành cao làm thuốc bổ toàn thân. Liều dùng thông thường từ 10-20g mỗi ngày.

Cao quy bản

Là dùng yếm rùa khô để nấu thành cao, nên quy bản còn gọi là yếm rùa hay quy giáp. Tên khoa học là Carapax Testudinis. Quy bản tính lạnh, ngọt mặn; đi vào kinh thận, can, tâm, tì. Tác dụng chữa thận âm suy yếu, ù tai nóng nhức trong xương, ho lâu ngày, di tinh, tay, chân, lưng, gối đau nhức. Phụ nữ khí hư, bạch đới. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, viên hoàn hoặc dạng cao. Nếu là dạng thuốc sắc liều lượng trung bình mỗi ngày từ 12-24g. Nếu là dạng cao ngày dùng từ 10-15g. Cần lưu ý các trường hợp người âm hư mà không nhiệt thì không dùng

Cao mai ba ba

Mai ba ba còn gọi là miết giáp hay thuỷ ngư giáp. Tên khoa học là Carpax Amydae, thuộc nhóm họ ba ba (Trionychadae). Bộ phận dùng nấu cao là mai khô. Mai ba ba tính lạnh, vị mặn, đi vào kinh can, thận, tì phế. Được dùng là thuốc bổ âm, dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, sỏi đường tiết niệu (tiểu ra sỏi), phụ nữ bế kinh. Sử dụng ở dạng bột, sắc hay cao mềm. Liều dùng trung bình mỗi ngày từ 10-30g. Các trường hợp không dùng như âm hư mà không nhiệt, tì hư lại tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai.

Thực ra còn nhiều loại cao nữ như cao trăn toàn tính, cao khỉ toàn tính…; các loại cao dán ngoài như cao rết, cao nọc rắn…. Đó là chưa nói đến các loại cao được chế biến từ dược thảo.

Mong rằng những trình bày trên sẽ giúp chúng ta có được một số khái niệm cơ bản về tác dụng và liều dùng thông thường của các loại cao, tránh tình trạng lạm dụng các loại cao từ động vật vốn rất thường gặp.

Nguồn tin: BS. Hoàng Xuân Đại
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Chậm cấp sổ đỏ cho dân có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng
Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp
Kỹ thuật gây trồng cây Sưa
Những hiểm họa "chết người" từ rau muống mọi nhà cần biết
Quảng Nam: Vụ Đông Xuân 2014-2015 Nông nghiệp được mùa
Duy Xuyên: Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2014-2015
Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa bằng phương pháp tưới "ướt khô xen kẽ"
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây mây nước thâm canh
Hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng mây
Quả Cà chua và những điều cấn biết
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750282

    Lượt trong ngày 2002
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 145
    Tổng số 6750282