Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 30/12/2014 15:34 .Lượt xem: 3391 lượt.
Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não.

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của y học cổ truyền Trung Hoa, giun là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, điều trị nhiều loại bệnh.

       Y học cổ truyền của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, dùng giun đất điều trị các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, hen suyễn, sốt rét... Nghiên cứu hiện đại cho thấy giun đất chứa chất Lumbriferin giúp thanh nhiệt, hạ sốt. Các thành phần đạm trong giun có tác dụng kháng Histamin, làm giãn khí quản. Điều này lý giải việc y học cổ truyền thường dùng Địa long để trị hen suyễn, viêm phế quản, khó thở. Nó cũng chứa hàm lượng rất cao axit Linoleic, cùng khoáng chất vi lượng chống oxy hóa Selen giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể.

       Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng địa long chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách “Hai trăm bài thuốc quý” của lương y Lê Văn Tình vào năm 1940. Sau này, bài thuốc đã được ông Nguyễn An Định, con trai của nhà văn hóa Nguyễn An Ninh cho phổ biến trên một số tờ báo. Bài thuốc cũng đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Y tế phổ biến để sử dụng trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc năm 1969.

       Người bệnh bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não có thể do vỡ mạch (huyết áp tăng cao, áp lực lên mạch máu não quá lớn dẫn tới vỡ mạch máu não), hoặc tắc mạch (tăng huyết áp thúc đẩy sự xuất hiện mảng xơ vữa và cục máu đông làm bít tắc mạch máu nuôi dưỡng một phần não). Do đó, việc dự phòng tai biến mạch máu não cần kiểm soát huyết áp ở ngưỡng an toàn và hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông.

       Dung dịch cồn của giun có tác dụng giảm huyết áp từ từ và ổn định huyết áp lâu dài. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc kết luận Enzyme Fibrinolytic trong giun đất có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin - tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông. Đây chính là cơ chế dùng Địa long giúp dự phòng tai biến mạch máu não do tắc mạch. Như vậy loài giun nào có hàm lượng Enzym Fibrinolytic càng cao thì tác dụng càng tốt.

        Địa long hiện nay có trong viên uống thảo dược Hạ áp ích nhân. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng tác dụng quý của giun quế với người bệnh tăng huyết áp.

       Theo nghiên cứu của PGS - TS Nguyễn Thị Ngọc Dao và cộng sự thuộc Viện khoa Học và Công nghệ Việt nam, loài giun quế - Peryonix Escavatu có chứa hàm lượng Emzyme Fibrinolytic cao hơn các loài giun khác. Từ lợi ích này, giun quế hiện nay được nuôi theo quy trình chuẩn tại các trang trại lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhiều mô hình nuôi giun quế đã được phát triển tại khắp các tỉnh thành như: Sóc Sơn Hà Nội (trại giun PHT), Phú Hòa - Phú Yên (trại giun Thiên Phát), Đồng Nai, Bắc Giang...

        Tác dụng của giun quế mở ra triển vọng lớn phát triển các bài thuốc từ Địa long cho người tăng huyết áp, vì hiện nay không nhiều chế phẩm vừa hạ huyết áp vừa dự phòng được tai biến mạch máu não.

Nguồn tin: Nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật gây trồng cây Sưa
Những hiểm họa "chết người" từ rau muống mọi nhà cần biết
Quảng Nam: Vụ Đông Xuân 2014-2015 Nông nghiệp được mùa
Duy Xuyên: Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2014-2015
Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa bằng phương pháp tưới "ướt khô xen kẽ"
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây mây nước thâm canh
Hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng mây
Quả Cà chua và những điều cấn biết
Kỹ thuật trồng Dầu rái
Đánh giá tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi và triển khai các nhiệm vụ cấp bách 6 tháng cuối năm 2015
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750292

    Lượt trong ngày 2012
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 135
    Tổng số 6750292